Tìm kiếm
Close this search box.

Hầm biogas trong chăn nuôi là gì? 3 lợi ích to lớn của nó

Hầm biogas trong chăn nuôi là gì? Loại hầm này có những lợi ích nào? Nên làm hầm composite, hầm nhựa, gạch hay HDPE để tiết kiệm chi phí nhất?

Nội dung:

Những chia sẻ của các kỹ thuật viên KSP Việt Nam sẽ giải thích tường tận về giá trị của hầm biogas và ưu – nhược điểm của 3 loại hầm phổ biến nhất hiện nay. Từ đó, bà con sẽ dễ dàng tìm được loại hầm phù hợp nhất cho công trình chăn nuôi của mình.

 Hầm biogas trong chăn nuôi giúp xử lý chất thải khoa học, góp phần bảo vệ môi trường

Hầm biogas trong chăn nuôi giúp xử lý chất thải khoa học, góp phần bảo vệ môi trường

Hầm biogas là gì và cơ chế hoạt động của nó ra sao?

Hầm biogas, còn được gọi là hầm ủ biogas hoặc hầm xử lý biogas, là một hệ thống dùng để xử lý chất thải hữu cơ, đặc biệt là chất thải từ gia súc, gia cầm và phân bón, để sản xuất khí metan (CH4), hay còn gọi là khí biogas. Đây là nguồn năng lượng tái tạo, biến đổi chất thải hữu cơ thành nhiên liệu sạch, có thể sử dụng để nấu ăn hàng ngày hoặc tạo điện.

Lợi ích của hầm biogas trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

Xử lý chất thải khoa học, bảo vệ môi trường sống của vật nuôi

  • Hầm biogas là một công nghệ xử lý chất thải động vật trong môi trường kín, ngăn chặn tình trạng vi khuẩn cùng các mầm bệnh bám trụ và gây bệnh cho vật nuôi.
  • Hầm biogas không gây mùi hôi, không sử dụng hóa chất độc hại, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  • Hầm biogas giúp giảm lượng khí metan gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ khí hậu và tạo ra nguồn năng lượng sạch.

Tái tạo khí gas – tiết kiệm chi phí

Bà con biết đấy, quá trình phân hủy chất thải gia súc gia cầm của hầm sẽ tạo ra nguồn khí đốt dồi dào. Bên cạnh việc dùng khí gas để nấu ăn, bà con còn có thể biến nó thành điện bằng cách sử dụng hệ thống tái tạo năng lượng phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.

Tận dụng nguồn nước giàu dinh dưỡng để chăm sóc cây trồng

Quá trình phân hủy chất thải trong môi trường kỵ khí sẽ tạo nên nguồn nước giàu dinh dưỡng, rất tốt cho cây trồng. Bà con có thể tận dụng nguồn nước này để trồng rau xanh.

Hầm xử lý chất thải biogas góp phần bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích kinh tế cao

Hầm xử lý chất thải biogas góp phần bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích kinh tế cao

Quy trình xử lý chất thải của hầm Biogas trong chăn nuôi

Bước 1: Tập kết chất thải vào hố

Đầu tiên, các chất thải hữu cơ và chất thải của bò, heo, gà, vịt… sẽ được dẫn qua mương hoặc ống dẫn và chảy trực tiếp vào hố thu gom chất thải. Tại đây, các chất thải sẽ được hòa tan với nước để tạo thành dung dịch phân loãng. Phần cặn bẩn lẫn trong dung dịch sẽ được lắng xuống đáy và bị loại bỏ bằng máy bơm chìm.

Kết thúc quá trình này, dung dịch phân loãng sẽ được dẫn vào hầm biogas để tiếp tục quá trình xử lý.

Bước 2: Xử lý chất thải

Nước thải sau khi tiền xử lý sẽ được dẫn vào hầm Biogas để tiến hành quá trình ủ phân anaerobic. Tại đây, các vi khuẩn đặc biệt không cần oxy (gọi là vi khuẩn methanogen) sẽ biến chất thải động vật thành khí metan và các khí khác như: H2, H2S, CO2,…

Để quá trình ủ phân diễn ra tốt, hệ thống máy khuấy chìm Faggiolati sẽ khuấy động liên tục để chất thải phân hủy đồng đều và tạo ra nhiều khí Biogas (CH4) nhất.

Bước 3: Tách chiết khí Biogas

Sau khi ủ phân, hỗn hợp khí nêu trên sẽ được dẫn qua hệ thống lọc khử để tách chiết khí CH4 tinh khiết nhất. Khí CH4 sau khi được tách chiết sẽ được dẫn và lưu trữ trong các bình nén khí, sẵn sàng đưa vào sử dụng khi cần. Các khí còn lại sau khi lọc khử sẽ được xả ra không khí hoặc tái chế để làm phân bón.

Bước 4: Xử lý chất thải cuối

Chất thải sau khi được phân hủy trong hầm sẽ tiếp tục được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải chăn nuôi – QCVN 62 2016. Từ đó đảm bảo các chất thải ô nhiễm được xử lý một cách triệt để, không gây hại cho môi trường.

Quy trình xử lý khí CH4 để tạo thành điện, phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi

Quy trình xử lý khí CH4 để tạo thành điện, phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi

Tiêu chí làm hầm biogas đạt chuẩn

  • Để làm hầm biogas trong chăn nuôi, bà con cần phủ bạt HDPE dưới đáy hầm trước khi đổ bê tông, nhằm ngăn nước thải thấm ra nền gây hại môi trường.
  • Hầm biogas cần có van an toàn để thu khí gas và tránh cháy nổ.
  • Nhiệt độ hầm phải ổn định từ 30 – 35°C và độ pH từ 8 – 7.5 để vi sinh vật phân hủy chất thải hiệu quả.
  • Chất thải trong hầm phải lưu giữ ít nhất 15-30 ngày để vi khuẩn và các chất độc hại được tiêu diệt hoàn toàn trước khi xả ra ngoài.

Ưu – nhược điểm của 4 loại hầm Biogas phổ biến hiện nay

Hầm trải bạt HDPE

Ưu điểm:

  • Đây là loại hầm biogas trong chăn nuôi rẻ nhất dễ lắp đặt nhất và thời gian thi công nhanh chóng nhất
  • Hầm có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt, chịu được tia UV…
  • Hầm phủ bạt HDPE thường được sử dụng trong các trang trại, hộ nuôi gia súc gia cầm quy mô nhỏ.

Nhược điểm: Bạt HDPE rất dễ bị côn trùng cắn phá, dễ bị rách làm thoát khí thải và mùi hôi ra môi trường. Do đó, khi làm hầm biogas HDPE, bà con lưu ý chọn loại bạt dày để tăng hiệu quả sử dụng.

Hầm biogas trong chăn nuôi sử dụng bạt nhựa HDPE giá rẻ

Hầm biogas trong chăn nuôi sử dụng bạt nhựa HDPE giá rẻ

Quy trình xử lý chất thải trong hầm biogas HDPE

Quy trình xử lý chất thải trong hầm biogas HDPE

Hầm Biogas làm bằng gạch

Ưu điểm

  • Chi phí xây dựng thấp, thích hợp cho các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, có ít nguồn lực tài chính
  • Dễ dàng thiết kế hầm theo kích thước mong muốn

Nhược điểm

  • Hầm gạch dễ bị biến dạng, nứt vỡ và ăn mòn do tác động của axit
  • Hầm không đảm bảo tính kín khí, có thể phát ra mùi hôi khó chịu sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, hầm còn có nguy cơ tràn ngập trong những mùa mưa lớn, gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
  • Quá trình bảo trì và sửa chữa hầm khá phức tạp, dễ xảy ra hiện tượng rò rỉ khí biogas
  • Tuổi thọ của hầm tương đối ngắn.
Hầm xây bằng gạch dễ rò rỉ nước thải ra môi trường

Hầm xây bằng gạch dễ rò rỉ nước thải ra môi trường

Hầm Biogas composite

Hầm composite là một trong các loại hầm biogas trong chăn nuôi  được yêu thích nhất hiện nay.

Ưu điểm:

  • Hầm có độ bền cao, không bị xước, không bị ăn mòn bởi các yếu tố bên ngoài
  • khả năng chịu lực và chịu áp lực cao, không bị biến dạng hay rò rỉ
  • Thiết kế kín kẽ và có hệ thống khử mùi hiệu tốt
  • Hầm có hình dạng cầu, dễ dàng lắp đặt và di chuyển khi cần
  • Đặc biệt, hầm có kết cấu vững chắc, có thể lắp đặt ở các vùng nhiễm mặn và các khu vực có thời tiết khắc nghiệt mà vẫn luôn đẹp bền, vẹn nguyên chất lượng.

Nhược điểm

So với các loại hầm HDPE và hầm bằng gạch, chi phí làm hầm Biogas composite sẽ cao hơn. Do đó, bà con cần có sự cân nhắc về mặt tài chính trước khi lựa chọn.

Cấu tạo của hầm biogas composite

Cấu tạo của hầm biogas composite

KSP Việt Nam – nhà thầu lắp đặt hầm Biogas Composite trọn gói, tiết kiệm chi phí

Là nhà thầu chuyên cung cấp hầm biogas chất lượng cao, kết hợp thi công trọn gói, KSP Việt Nam là đối tác tin cậy cho bà con an tâm lựa chọn.

  • Ngoài các loại hầm HDPE giá rẻ, chất lượng cao, chúng tôi còn sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi được làm từ chất liệu 100% Composite có khả năng chống ăn mòn cực cao và chống rò rỉ khí gas hiệu quả. Loại hầm biogas này được thiết kế gồm nhiều ngăn nhỏ để xử lý chất thải hiệu quả nhất, bao gồm 5 ngăn: ngăn thiếu khí (giúp xử lý nước thải nhờ khí nitơ), ngăn chuyển đổi (chứa oxi và than hoạt tính, loại bỏ các chất gây ô nhiễm); ngăn lắng cặn; ngăn khử trùng chất thải an toàn cho môi trường và ngăn lắng bùn.
  • Chúng tôi luôn báo giá rõ ràng và tiến hành thi công hệ thống hầm xử lý chất thải biogas trọn gói (có hỗ trợ thi công hệ thống đốt để chuyển khí gas thành điện theo yêu cầu).
  • Trước khi bàn giao dự án, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách vận hành hầm và cách nạo vét sạch sẽ khi cần.

Cần tư vấn thi công lắp đặt hầm biogas trong chăn nuôi, bà con vui lòng liên hệ hotline 0918 675 239 để được kỹ thuật viên 12 năm kinh nghiệm hỗ trợ nhé!

Quá trình thi công hầm biogas của KSP việt Nam

Quá trình thi công hầm biogas của KSP việt Nam

Có thể bạn quan tâm: Bảng giá bạt HDPE lót hồ thủy sản mới nhất 2024, nhiều ưu đãi

 

Câu hỏi thường gặp

Chi phí làm hầm biogas composite là bao nhiêu?

Tùy vào quy mô trang trại và lượng chất thải phải xử lý mỗi ngày mà chi phí làm hầm sẽ khác nhau. Tốt nhất là bà con nên liên hệ hotline 0918 675 239 để được báo phí chính xác nhất.

Khí Biogas có độc không?

Khí Biogas bao gồm 60% khí Metan (CH4), 40% CO2 và khoảng dưới 1 % H2S. Trong đó, khí Metan không màu, không mùi và có khả năng đốt cháy cao. Riêng khí H2S chỉ chiếm 1% nhưng lại có mùi hăng khó chịu. Nhưng nhìn chung, khí biogas khá an toàn, không gây nguy hại cho sức khỏe người dùng và vật nuôi.

Làm hầm Biogas bao nhiêu ngày mới có gas?

Hiệu suất tạo khí của hầm biogas trong chăn nuôi phụ thuộc vào yếu tố môi trường, nhiệt độ, khả năng phân hủy của vi sinh vật. Trung bình, bà con sẽ phải đợi từ 20-40 ngày mới có thể khai thác khí gas để phục vụ cho việc nấu nướng, sinh hoạt…

Làm hầm biogas composite khoảng 20-40 ngày là đã có thể thu được khí đốt

Làm hầm biogas composite khoảng 20-40 ngày là đã có thể thu được khí đốt

Mong rằng, một số thông tin của KSP Việt Nam đã giúp bà con hiểu rõ về hầm biogas và vai trò của nó. Nếu bà con có thêm bất cứ câu hỏi nào về hầm biogas trong chăn nuôi, hoặc muốn tư vấn lắp đặt trọn gói với chi phí thấp, hãy liên hệ thông tin sau:

CÔNG TY TNHH KSP VIỆT NAM

  • Lô M-3A-CN KCN Mỹ Phước 2, Phường Chánh Phú Hoà, Thị xã Bến Cát, Bình Dương.
  • Điện thoại: 02743 595 101
  • Lô 13.3, đường số 10, KCN Cẩm Điền – Lương Điền, Xã Lương Điền, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
  • Điện thoại: 02203 556 567
  • Website: http://ksp.com.vn
Picture of Bunjong Chawalitruangrith
Bunjong Chawalitruangrith
Sinh ra và lớn lên tại Thái Lan, Bunjong Chawalitruangrith đã từng trải qua những sự kiện đánh thức nhận thức về sự quan trọng của ngành Feed-Farm-Food. Dưới sự lãnh đạo đầy tài năng của ông, KSP Vietnam đã vươn lên trở thành một tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Chia sẻ qua:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
5/5 - (1 bình chọn)
Hoặc để lại thông tin nhé: