Trang chủ > Lắp đặt hệ thống kho lạnh cho nhà máy chế biến thực phẩm từ A-Z
Lắp đặt hệ thống kho lạnh cho nhà máy chế biến thực phẩm theo quy trình nào là chuẩn, chống thất thoát nhiệt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
Bài viết dưới đây, KSP Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn từ A-Z về cách xây dựng kho lạnh chất lượng cao. Dù không có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, bạn cũng sẽ nhanh chóng nắm bắt các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và các bước hoàn thiện công trình một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu các rủi ro khi sử dụng kho lạnh trong thời gian dài.
Khi tuần hoàn không khí trong kho lạnh qua dàn lạnh, nhiệt độ thấp có thể gây phản ứng ngưng tụ nước. Sự ngưng tụ này có thể làm thẩm thấu nước vào bên trong kho lạnh, gây ảnh hưởng đến khả năng cách nhiệt của vách kho.
Do đó, khi lắp đặt hệ thống kho lạnh cho nhà máy chế biến, cần chú ý thiết kế các biện pháp chống thấm hiệu quả. Đồng thời, kết hợp các phương án thoát – xả nước để bảo toàn chức năng và tăng tuổi thọ của kho lạnh.
Bạn có biết, nhiệt độ kho lạnh có thể truyền xuống nền nhà gây phản ứng kết tinh thành đá? Về lâu dài, hiện tượng này sẽ phá hủy kết cấu nền kho.
Vì vậy, trong quá trình lắp đặt hệ thống kho lạnh cho nhà máy chế biến thực phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý:
Trước khi tiến hành lắp đặt kho lạnh cho nhà máy chế biến thực phẩm, bạn cần nắm rõ cấu tạo kho lạnh và lên bản thiết kế chi tiết để chủ động trong việc dự trù kinh phí và công đoạn thi công.
Đây là “át chủ bài” quyết định khả năng làm lạnh của toàn bộ kho. Cụ thể, một hệ thống làm lạnh đầy đủ sẽ bao gồm các bộ phận sau:
Đúng như tên gọi của mình, bảng điều khiển trong kho lạnh cho phép kỹ thuật viên điều chỉnh tăng giảm nhiệt độ bảo quản phù hợp cho từng loại thực phẩm. Ngoài ra, bảng này còn cho phép tùy chỉnh thời gian xả đá, thiết lập hệ thống cảnh báo nhiệt độ và nhiệt độ cụm máy nén…
Khi lắp đặt hệ thống lạnh cho nhà máy chế biến thực phẩm, nên ưu tiên lựa chọn các bảng điều khiển có thiết kế đơn giản, dễ dàng thao tác. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu tham khảo các hãng cung cấp bảng điều khiển chất lượng cao như Hyundai, LS, Mitsubishi,…
Những tấm vách cách nhiệt đóng vai trò duy trì nhiệt độ kho lạnh luôn ở mức cân bằng và tránh thất thoát nhiệt. Một vách cách nhiệt chất lượng cao cần đảm bảo các yếu tố sau:
Hiện tại, trên thị trường đang có 2 loại vỏ vách cách nhiệt cho kho lạnh là Panel PU và Panel PIR. Mỗi loại có những đặc điểm riêng để bạn cân nhắc lựa chọn:
Vách cách nhiệt Panel PU | Vách cách nhiệt Panel PIR | |
Chất liệu | Làm từ lõi PU (Polyurethane), sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu | Làm từ lõi PU đã loại trừ các nguyên tử hydro không bền ở liên kết isocyanurate trong PIR nên cách nhiệt tốt, chống cháy và bền hơn PU. |
Ưu điểm | Độ bền cao, chịu nhiệt tốt, chống cháy vượt trội, lắp đặt dễ dàng
|
Cách nhiệt tốt hơn Panel PU và không ngậm nước khi tiếp xúc với môi trường độ ẩm cao
|
Ứng dụng | Làm vách kho lạnh bảo quản, kho đông lạnh nhanh, hầm đông… | Ngoài các ứng dụng như Panel PU, vách này còn được sử dụng làm kho lạnh cấp đông cấp tốc. |
Để giảm khả năng thất thoát nhiệt của kho lạnh nhà máy chế biến thực phẩm, bạn cần chú ý tích hợp quạt tạo màn khí hoặc dùng màn nhựa để ngăn chặn sự thoát nhiệt khi mở cửa kho. Bên cạnh đó, bạn có thể thiết kế cửa theo 1 trong 2 dạng sau:
Bộ phận này giữ chức năng xử lý hơi ẩm, làm khô không khí, giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trong điều kiện độ ẩm cao. Từ đó giúp nhà máy bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Căn cứ vào quy mô kho lạnh mà bạn cần chuẩn bị loại kho có kích thước lớn, phù hợp với nhu cầu thực tế:
Tên kho lạnh | Công dụng |
Kho cấp đông (-50 đến -18°C) | Khả năng làm đông thực phẩm siêu nhanh, giúp vi sinh vật không thể phát triển gây hại cho thực phẩm. Loại kho lạnh này phù hợp với những công ty chế biến thủy sản/thịt đông lạnh.
|
Kho lạnh đa năng (-20 đến -12°C) | Dùng để lưu trữ, bảo quản thực phẩm sau khi cấp đông. |
Kho gia lạnh (-5°C đến + 5°C)
|
Được sử dụng để gia lạnh thực phẩm sau khi giết mổ trước khi đưa vào khâu chế biến tiếp theo. |
Tại Việt Nam, không thiếu đơn vị lắp đặt hệ thống kho lạnh. Một trong những nhà thầu dịch vụ lắp đặt hệ thống kho lạnh chất lượng cao là Công ty TNHH KSP Việt Nam.
Loại kho | Kích thước (cm) | Thể tích (m3) | Điện áp (V) | Nhiệt độ (độ C) |
Đơn giá (VND) |
Kho loại A | 300x200x200 | 12 | 220 | -18 to -25 | 1.500.000.000 |
Kho loại B | 400x250x220 | 22 | 220 | -20 to -30 | 2.800.000.000 |
Kho loại C | 500x300x250 | 37 | 380 | -25 to -35 | 5.200.000.000 |
Kho loại D | 600x400x280 | 67 | 380 | -30 to -40 | 9.500.000.000 |
Bảng giá lắp đặt kho lạnh tại KSP Việt Nam
Lưu ý:
Giá của hệ thống kho lạnh có thể thay đổi tùy theo giá nguyên vật liệu, máy làm lạnh… của thị trường. Để biết chính xác giá của kho lạnh phù hợp với điều kiện sản xuất của bạn, vui lòng liên hệ hotline 0918 675 239 để được tư vấn nhanh.
Có thể bạn quan tâm: Hệ thống cấp đông IQF là gì? Review 3 hệ thống tốt nhất 2024
Tùy vào diện tích của nhà máy mà thời gian thực hiện có thể kéo dài khoảng từ 5-6 tháng, có thể lâu hơn.
Thường thì một nhà máy chế biến thực phẩm thường sẽ trang bị đầy đủ kho cấp đông, kho đa năng và kho làm lạnh nhanh.
Dao động từ vài tấn đến hàng trăm tấn mỗi ngày hoặc tháng, phụ thuộc vào quy mô và sản lượng của nhà máy chế biến thực phẩm.
Thường nằm trong khoảng từ -18°C đến -30°C với độ ẩm tương đối 70-85%
KSP Việt Nam bảo hành công trình kho lạnh cho nhà máy chế biến thực phẩm ít nhất 10 năm sau khi bàn giao. Đặc biệt, công ty thường xuyên kiểm tra, bảo trì để đảm bảo kho lạnh hoạt động tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin về việc lắp đặt thi công kho lạnh cho nhà máy chế biến thực phẩm. Cần khảo sát tư vấn lắp đặt kho lạnh trọn gói tận nơi, quý khách hàng vui lòng liên hệ KSP Việt Nam qua hotline 02743 595 101 (VP Bình Dương) hoặc 02203 556 567 (VP. Hải Dương).