Tìm kiếm
Close this search box.

Kỹ thuật nuôi heo nái chuẩn, đạt năng suất và chất lượng tối đa

Hiện nay, còn rất nhiều bà con thắc mắc về kỹ thuật nuôi heo nái đúng chuẩn được thực hiện như thế nào? Quy trình chăm sóc có gặp nhiều khó khăn không? Cần lưu ý điều gì khi nuôi heo nái?

Nội dung:

Trong bài viết này, KSP Việt Nam sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên và bật mí cho bà con kỹ thuật nuôi lợn nái chuẩn, giúp đạt năng suất và chất lượng tốt nhất.

Kỹ thuật nuôi heo nái chuẩn, đạt năng suất và chất lượng tối đa

Kỹ thuật nuôi heo nái chuẩn, đạt năng suất và chất lượng tối đa

Giai đoạn chuẩn bị trước khi nuôi lợn nái

Chuồng trại cho heo nái đạt chuẩn

Bà con nên chọn vị trí cao ráo và thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông để xây dựng. Chuồng trại nên được thiết kế dọc theo hướng Đông – Tây để tránh tác động của tia bức xạ từ mặt trời.

Nền chuồng cần được làm bằng xi măng với độ dốc khoảng 2% và không được tô láng để tránh tình trạng lợn trượt chân. Diện tích chuồng cho lợn nái nuôi con nên dao động trong khoảng 5 – 6m²/con, với ô dùng để úm cho lợn con từ 0.8 – 1m²/ô. Mỗi chuồng cần được trang bị máng ăn và núm uống tự động đúng kích cỡ.

Để đảm bảo nền chuồng luôn ấm áp, nên lót cỏ khô độn trong chuồng. Nhiệt độ lý tưởng trong chuồng nuôi là từ 30 – 32 độ C, độ ẩm từ 65 – 70%. Ngoài chuồng cần có hố phân và rãnh để thoát phân ở xa chuồng, tránh tình trạng ô nhiễm chuồng nuôi gây ra bệnh tật cho lợn.

Chuồng heo nái hiện đại tại KSP Việt Nam, với sàn nhựa hoặc bê tông, không chỉ tạo không gian thoáng đãng mà còn thuận tiện cho việc vệ sinh và khử trùng. Đặc biệt, sản phẩm được làm từ nguyên liệu cao cấp, đảm bảo độ bền và an toàn cho heo trong suốt quá trình sử dụng.

Chuồng nuôi là yếu tố quan trọng cần chú ý trong kỹ thuật nuôi heo nái

Chuồng nuôi là yếu tố quan trọng cần chú ý trong kỹ thuật nuôi heo nái

Tối ưu hóa hệ thống cho ăn tự động

Hệ thống cho heo nái ăn tự động

Để nâng cao hiệu quả trong kỹ thuật chăn nuôi heo nái, việc áp dụng hệ thống cho ăn tự động là giải pháp tối ưu, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Hệ thống này, được tích hợp bộ điều khiển thông minh, không chỉ đảm bảo cung cấp thức ăn đúng liều lượng và thời gian quy định mà còn tương thích với mọi loại thức ăn và điều kiện môi trường khác nhau, mang lại sự linh hoạt và hiệu quả cao trong quản lý.

Việc cung cấp thức ăn chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và không bị hư hỏng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe sinh sản của heo nái. Thức ăn không đạt chuẩn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sảy thai, tiêu thai, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn con sau khi sinh. Để thúc đẩy sự thèm ăn, việc cho heo ăn đúng giờ là quan trọng và bất kỳ sự thay đổi trong khẩu phần ăn cần được thực hiện một cách từ từ để heo có thời gian thích nghi.

Nước uống cho heo cũng cần được chú trọng, với yêu cầu phải luôn sạch sẽ và không bị ô nhiễm, nhằm đảm bảo sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Sự chăm sóc toàn diện này sẽ đóng góp vào việc nuôi dưỡng một đàn heo khỏe mạnh và phát triển tốt.

Hệ thống cho heo nái ăn và uống tự động

Hệ thống cho heo nái ăn và uống tự động

Định lượng thức ăn cho heo nái

Bà con có thể cho heo nái mang thai ăn theo định lượng như sau:

  • Giai đoạn đầu thai kỳ (1 – 90 ngày): Đối với heo nái mập mạp, cung cấp từ 2- 2.5kg thức ăn/con/ngày để duy trì cân nặng hợp lý và tránh tích lũy mỡ thừa. Đối với heo nái gầy gò, hạn chế lượng thức ăn không vượt quá 2.5kg mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và cân nặng ổn định.
  • Giai đoạn cuối thai kỳ (từ ngày thứ 91 trở đi): Tăng cường dinh dưỡng với lượng thức ăn từ 2.5- 3kg/con/ngày để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
  • Trước khi sinh (chuẩn bị đẻ): Giảm lượng thức ăn xuống còn từ 1 – 2kg/con/ngày, để tránh tình trạng sốt sữa. Trong ngày heo nái chuẩn bị đẻ, không nên cung cấp thức ăn để giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc sinh nở.

Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai (giai đoạn quan trọng)

Nhận biết heo nái mang thai

Sau khi phối giống, heo nái cần được quan sát trong 21 ngày. Nếu không thấy heo nái động dục trong thời gian này, có thể xem như đã mang thai. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 114 – 115 ngày. Nếu nái mang thai nhiều con, có khả năng sinh từ ngày 113, nếu ít con có thể sinh từ ngày 115 – 118.

Kỹ thuật chăm sóc

Một trong những giai đoạn quan trọng nhất mà bà con cần lưu ý trong kỹ thuật nuôi heo nái đó là thời điểm heo mang thai. Vì thế, chuồng nuôi phải ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè, có ánh nắng chiếu vào buổi sáng, tránh mưa từ phía Tây và gió bấc lùa vào đông. Nhiệt độ lý tưởng cho chuồng nuôi là từ 26 – 28 độ C.

Cung cấp khẩu phần ăn cân đối để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, duy trì và dưỡng thai của nái. Thiếu hoặc dư dưỡng chất đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của heo nái và thai nhi.

Tiêm vaccine cho heo nái từ 80 – 100 ngày sau khi phối giống. Thường xuyên tắm rửa và vệ sinh máng ăn, máng uống, và chuồng trại. Xoa bóp phần đầu vú để máu được lưu thông tốt hơn và giúp heo phát triển tuyến sữa.

Chuồng nuôi heo phải đảm bảo ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè

Chuồng nuôi heo phải đảm bảo ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè

Dinh dưỡng cho heo nái

Khẩu phần ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ protein và năng lượng cho sự phát triển của lợn nái và lứa heo con. Đặc biệt, việc bổ sung vitamin A, D, E, canxi, phosphorus, sắt và kẽm giúp phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng và bại liệt.

Để đảm bảo sức khỏe cho lợn nái mang thai, nên duy trì lượng chất xơ trong thức ăn ở mức 5-7%, giúp giảm nguy cơ táo bón cho lợn nái trong thời kỳ mang thai.

Dưới đây là bảng dinh dưỡng cho lợn nái để bà con tham khảo và áp dụng trong quá trình chăm sóc:

Khối lượng lợn nái chửa đầu kỳ (Kg) Thức ăn đã phối trộn/nái/ngày (Kg) Số bữa ăn/ngày
Chửa kỳ I Chửa kỳ II
Giống nội
50 – 65 1 – 1.2 1.4 – 1.5 2
65 – 85 1.2 – 1.3 1.5 – 1.7 2
Giống lai F1
80 – 100 1.3 – 1.4 1.5 – 1.7 2
100 – 120 1.4 – 1.5 1.7 – 1.9 2
120 – 140 1.5 – 1.8 1.8 – 2.2 2
140 – 160 1.8 – 2.0 2.2 – 2.5 2
Giống ngoại 1.8 – 2.5 2.5 – 3.0 2
Nái gầy 2.5 3.0 2
Nái bình thường 2.0 2.5 – 2.8 2
Nái béo 1.8 2.5 2

Lưu ý: Thức ăn khi nuôi lợn nái chửa kỳ II sẽ tăng từ 25 – 30% so với kỳ I, trước khi lợn nái đẻ 2 ngày cần giảm lượng thức ăn của chúng. Đặc biệt, bà con có thể sử dụng máy băm nghiền và máy trộn nhằm tạo nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho heo nái.

Kỹ thuật chăm sóc heo nái hậu sản

Chế độ chăm sóc cho heo nái

Ngoài giai đoạn mang thai, kỹ thuật nuôi heo nái hậu sản cũng rất quan trọng. Sau sinh, lợn nái thường rất mệt, cần được cung cấp nước sạch liên tục để uống, kể cả khi chúng không muốn ăn, để giúp phục hồi nhanh chóng và kích thích tiết sữa.

Cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của heo nái sau khi đẻ. Bà con nên chú ý đến màu sắc, lượng và mùi sản dịch của lợn. Đồng thời, kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày liên tục trong 3 ngày sau khi lợn đẻ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và đưa ra biện pháp kịp thời.

Ở giai đoạn này, lượng sữa của heo nái tiết ra sẽ tăng dần cho tới ngày 20 – 25 thì bắt đầu giảm. Vì thế cần cho lợn mẹ ăn nhiều, đầy đủ dinh dưỡng để tăng tiết sữa nuôi lợn con và đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt cho chúng.

Khẩu phần ăn và vệ sinh cho heo nái

Lượng thức ăn cần được tăng dần từ ngày 1 –  7, sau sinh, phù hợp với khả năng tiêu hóa của heo nái. Từ ngày thứ 8, điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu và khả năng của chúng. Đối với heo nái nuôi 8 – 10 con, cung cấp khoảng 4kg thức ăn/ngày. Nếu nuôi trên 10 con, tăng lượng thức ăn lên 5kg thức ăn/ngày.

Nên chia thức ăn thành 4-5 bữa/ngày thay vì chỉ 2-3 bữa như trước đây. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp heo nái dễ tiêu hóa thức ăn hơn và tiếp nhận dinh dưỡng nhiều hơn. Đối với heo nái sinh vào mùa hè, nên cho ăn vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tránh cho ăn vào ban trưa nắng nóng vì có thể khiến chúng cảm thấy khó chịu và bỏ ăn.

Ngoài ra, việc duy trì vệ sinh sạch sẽ cho chuồng trại và máng ăn, uống sẽ đảm bảo môi trường sống luôn khô ráo và thoáng đãng, giúp bảo vệ sức khỏe của heo nái tốt hơn, tránh xa khỏi các vấn đề tiềm ẩn.

Kỹ thuật nuôi lợn nái hậu sản đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho heo

Kỹ thuật nuôi lợn nái hậu sản đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho heo

Cách phòng ngừa và xử lý bệnh cho heo nái

Việc phòng và xử lý bệnh là khâu rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi heo nái mà bà con cần nắm rõ nhằm đảm bảo heo luôn phát triển khỏe mạnh:

  • Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với chuồng nuôi chó, mèo…
  • Vệ sinh và phun thuốc sát trùng thường xuyên (ít nhất 1 lần/tuần).
  • Quét phân, xịt rửa chuồng hàng ngày để giữ vệ sinh sạch sẽ và nền chuồng khô ráo
  • Phun thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng 1 lần/tháng.
  • Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho lợn ăn, đảm bảo không bị ôi thiu, thối, mốc.
  • Nếu cho heo ăn thức ăn trộn thì phải sử dụng kháng sinh để trộn định kỳ nhằm ngừa bệnh cho heo.
  • Nước uống phải sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn.
  • Trước khi phối giống cho heo nái phải tiêm vacxin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn.
  • Tiêm ngừa định kỳ cho lợn nái các bệnh giả dại, viêm phổi và Parvovirus.

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi heo nái

Bên cạnh việc tuân thủ kỹ thuật nuôi heo nái đúng quy trình, ứng dụng công nghệ hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu công sức, thời gian chăm sóc, đồng thời đảm bảo năng suất và chất lượng cao. Dưới đây là một số công nghệ hiện đại phổ biến trong chăn nuôi heo nái mà bà con có thể áp dụng:

  • Công nghệ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm (CTI): Bằng việc sử dụng bộ cảm biến thông minh, bạn có thể thu thập dữ liệu về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng trong chuồng nuôi. Hệ thống máy tính sẽ điều chỉnh các yếu tố này để đảm bảo môi trường phù hợp cho đàn heo, giúp chúng luôn khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Hệ thống cho ăn tự động: Bằng cách sử dụng hệ thống này, bạn có thể cài đặt định lượng, thời gian và khẩu phần thức ăn cho heo nái. Điều này không chỉ giúp đạt được năng suất và chất lượng, mà còn giảm tải công việc cho người chăn nuôi.
  • Thiết bị theo dõi sức khỏe: Thiết bị này được gắn vào cổ của heo để giám sát nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, lượng thức ăn tiêu thụ và tình trạng sức khỏe. Nhờ vậy, bạn có thể phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.

Ngoài ra, bà con có thể tham khảo các mẫu chuồng heo và sàn heo nái đẻ để tối ưu hóa việc chăm sóc và nuôi lợn nái một cách thuận tiện và hiệu quả hơn.

Hệ thống cho heo nái ăn tự động

Hệ thống cho heo nái ăn tự động

Những lưu ý quan trọng trong nuôi heo nái đạt chuẩn

Trong kỹ thuật nuôi heo nái, bà con cần lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Không nên cho lợn nái ăn quá nhiều, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng lợn quá béo, gây khó đẻ hoặc đè chết lợn con và tiết sữa kém.
  • Đảm bảo heo nái mang thai được cung cấp đủ thức ăn. Nếu chúng ăn quá ít, có thể gây gầy, dễ mắc bệnh và thiếu sữa nuôi con.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn. Thiếu vitamin có thể khiến lợn con phát triển chậm và kém sức sống.
  • Không nên cho lợn nái ăn bỗng bã rượu, vì điều này có thể gây kích thích sảy thai.
  • Không cho heo nái ăn lá đu đủ, vì có thể làm giảm nhịp đập của tim, ảnh hưởng đến việc nuôi thai.

Với kỹ thuật nuôi heo nái được KSP Việt Nam chia sẻ chi tiết trên đây, hy vọng giúp bà con cập nhật kiến thức và đạt được năng suất và chất lượng tốt nhất. Nếu cần tư vấn thêm về chuồng heo nái và sàn heo, vui lòng liên hệ hotline: 0918 675 239 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Picture of Bunjong Chawalitruangrith
Bunjong Chawalitruangrith
Sinh ra và lớn lên tại Thái Lan, Bunjong Chawalitruangrith đã từng trải qua những sự kiện đánh thức nhận thức về sự quan trọng của ngành Feed-Farm-Food. Dưới sự lãnh đạo đầy tài năng của ông, KSP Vietnam đã vươn lên trở thành một tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Chia sẻ qua:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
5/5 - (1 bình chọn)
Hoặc để lại thông tin nhé: