Tìm kiếm
Close this search box.

Máy bơm chuyển tôm – Tiết kiệm thời gian, công sức & nâng cao hiệu quả

Bên cạnh việc kiểm soát môi trường nước, thao tác chuyển tôm cũng cần đặc biệt chú trọng.

Nội dung:

Tại các hộ chăn nuôi truyền thống, thao tác chuyển tôm giữa các ao được thực hiện thủ công tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của tôm. Hiện nay, các hộ và cơ sở chăn nuôi được khuyến khích sử dụng máy bơm chuyển tôm để thực hiện quá trình này.

    Máy bơm chuyển tôm là gì?

    Máy bơm chuyển tôm là một công nghệ giúp người chăn nuôi tôm có thể chuyển ao tôm thay phương pháp thủ công. Các hộ và cơ sở chăn nuôi hiện được khuyến khích sử dụng phương pháp này trong quá trình chuyển ao cho tôm nhằm tiết kiệm thời gian và sức lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Thực tế cho thấy, máy bơm chuyển tôm đạt hiệu suất gấp 150% so với phương pháp thủ công.

    Tại sao nên sử dụng máy bơm chuyển tôm?

    Mỗi công nghệ được nghiên cứu và sản xuất đều mang một ý nghĩa nhất định cho lĩnh vực đó. Mục đích chung lớn nhất của việc nghiên cứu và sáng tạo ra các loại máy móc nhằm tối đa hóa hiệu quả và tăng năng suất sản xuất. Máy bơm chuyển tôm giúp các cơ sở chăn nuôi tôm giảm được các chi phí phát sinh, các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình chuyển tôm và nâng cao chất lượng tôm thu hoạch.

    Tiết kiệm thời gian và công sức lao động

    Với sự trợ giúp của máy bơm chuyển tôm, người lao động tại các trại nuôi tôm có thể giảm thiểu được thời gian và sức lao động. Trong cùng thời gian so với phương pháp chuyển tôm truyền thống, phương pháp chuyển tôm bằng máy bơm cho năng suất cao hơn hẳn. Người lao động không cần phải bỏ quá nhiều công sức để chuyển tôm giữa các ao, thay vào đó chỉ cần điều khiển máy bơm thực hiện công việc đó.

    Cùng với sự tiết kiệm thời gian và công sức lao động khi sử dụng máy bơm chuyển tôm, chủ cơ sở nuôi có thể tiết kiệm được chi phí nhân công. Chủ cơ sở không cần phải tuyển dụng thêm nguồn lực khi đến đợt chuyển tôm giữa các ao. Có thể nói, đầu tư vào máy là một khoản đầu tư sinh lời cho chủ chăn nuôi, bởi chủ hộ có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí so với cách chuyển tôm cũ.

    Chuyển tôm thủ công cần nhiều nhân lực

    Giảm thiểu các nguy cơ lây lan mầm bệnh giữa các ao tôm

    Khi chuyển tôm theo cách thủ công cũ, các mầm bệnh tồn tại trong ao tôm này sẽ không được xử lý triệt để. Hậu quả là các vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh cho tôm khác sẽ đi theo tôm và nguồn nước đọng lại trên thân tôm để tiếp tục lây lan sang ao mới. Đây chính là lý do khiến nhiều chủ chăn nuôi gặp phải các đợt dịch khiến tôm chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân.

    Hiện tượng tôm chết hàng loạt

    Khi sử dụng máy bơm chuyển tôm, tôm và nước đọng trên thân tôm sẽ đi qua một bộ phận lọc nước và khử khuẩn. Bên cạnh đó, quá trình chuyển tôm được thực hiện khép kín, hạn chế tối đa sự tiếp xúc với không khí bên ngoài. Các điều kiện và công nghệ trên giúp giảm thiểu các nguy cơ lây lan mầm bệnh tiềm ẩn trong lúc chuyển tôm, đảm bảo môi trường ao mới trong lành và an toàn cho tôm phát triển.

    Giảm tỷ lệ hao hụt khi chuyển tôm

    Một trong những vấn đề dễ gặp phải khi chuyển tôm theo phương pháp thủ công truyền thống chính là khiến thân tôm bị trầy xước do ma sát. Phương pháp cũ thường sử dụng lưới kéo hoặc chài với bề mặt khá cứng và dễ gây tổn thương để chuyển tôm. Sau khi hoàn thành chuyển ao cho tôm theo cách truyền thống, lượng tôm thường được ghi nhận hao hụt từ 40-60% do xây xác với lưới kéo và chài.

    Chuyển tôm bằng lướt dễ gây ma sát đối với tôm

    Các máy bơm chuyển tôm hiện nay sử dụng công cụ dạng ống tròn để chuyển tôm, giảm tối đa các ma sát mà tôm có thể gặp phải trong quá trình chuyển ao. Chuyển tôm bằng máy bơm giúp giảm xây xác và trầy xước cho tôm, hạn chế tình trạng gãy râu hoặc dập thân tôm. Đây là lý do giúp chuyển tôm bằng máy có thể giúp người chăn nuôi giảm tỷ lệ hao hụt sau khi chuyển.

    Máy bơm chuyển tôm KSP

    KSP là đơn vị sở hữu kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế và phát triển các thiết bị dùng trong chăn nuôi. Các dự án chuồng trại và các công nghệ trong chăn nuôi thủy sản của KSP được nghiên cứu bởi đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm và kiến thức dày dạn. KSP cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất, giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho khách hàng.

    Thông số kỹ thuật

    Máy bơm chuyển tôm của KSP được thiết kế và lắp đặt với các thông số kỹ thuật như sau:

    • Cân nặng: 200 kg.
    • Chiều dài: 201 cm.
    • Chiều rộng: 95 cm.
    • Chiều cao: 124 cm.
    • Đường kính đầu bơm nước vào: 150 mm.
    • Đường kính đầu xả nước ra: 150 m.
    • Công suất bơm tối đa: 160 m3/giờ.
    • Tốc độ bơm: 300 – 610 RPM.
    • Cột áp bơm tối đa: 9 m.
    • Độ bơm sâu tối đa: 3 m.
    • Năng lượng bơm: 4 kW, 5.5 hp, 50 Hz, 3 pha.
    • Bơm chân không: 2 hp, 50 Hz, 3 pha.

    Ưu điểm

    Máy bơm chuyển tôm KSP được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội như:

    • Thiết kế nhỏ gọn, không cồng kềnh, không chiếm diện tích không gian.
    • Dễ lắp đặt, có sách hướng dẫn lắp đặt cụ thể, các thao tác lắp đặt đơn giản, dễ thực hiện.
    • Độ bền cao, hạn chế tình trạng hư hỏng hoặc phải thay mới.
    • Sử dụng công nghệ và linh kiện hiện đại.

    Có thể bạn quan tâm: Máy thổi khí nuôi tôm Trundean siêu bền và tiết kiệm điện

    Kết luận

    Máy bơm chuyển tôm là một phương pháp ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi tôm giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Chuyển ao cho tôm bằng máy bơm chuyên dụng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người chăn nuôi giảm được các chi phí và rủi ro phát sinh trong lúc chuyển ao tôm. Đầu tư vào máy bơm chuyển ao tôm là một khoản đầu tư hợp lý với khả năng sinh lời cho chủ chăn nuôi. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty KSP Việt Nam.

    Picture of Bunjong Chawalitruangrith
    Bunjong Chawalitruangrith
    Sinh ra và lớn lên tại Thái Lan, Bunjong Chawalitruangrith đã từng trải qua những sự kiện đánh thức nhận thức về sự quan trọng của ngành Feed-Farm-Food. Dưới sự lãnh đạo đầy tài năng của ông, KSP Vietnam đã vươn lên trở thành một tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
    Chia sẻ qua:
    Facebook
    Twitter
    LinkedIn
    Pinterest
    5/5 - (1 bình chọn)
    Hoặc để lại thông tin nhé: