Tìm kiếm
Close this search box.

Mô hình xây dựng chuồng trại và chăn nuôi hiệu quả

Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong đó ngành chăn nuôi lợn đạt nhiều thành tựu đáng nể. Từ những hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ, nhiều bà con đã trở thành nông dân “công nghệ” với chuồng trại quy mô lớn. Tuy nhiên cách thiết kế mô hình xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn hiệu quả và mang lại kinh tế cao không phải ai cũng biết. Ở bài viết sau đây, KSP Việt Nam sẽ mang đến mô hình tổng thể nhất mà bạn có thể tham khảo.

Nội dung:
Dự trù chi phí bỏ ra là bước vô cùng cần thiết

Dự trù chi phí bỏ ra là bước vô cùng cần thiết

Dự trù kinh phí 

Trước khi thực hiện mô hình xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thì kinh phí là điều mà bà con cần quan tâm. Dự trù các chi phí phải bỏ ra trong quá trình thiết kế xây dựng là bước chuẩn bị cho kế hoạch sau này.

Chi phí dự trù cho trang trại 1000 con lợn như sau 

Loại chi phí 

Thành tiền

Giống

2,2 triệu x 1000 = 2.200.000.000 đồng.

Thức ăn

2,5 triệu x 1000 =  2.500.000.000 đồng

Thuốc thú y

(vacxin, thuốc bổ, lương kỹ thuật viên)

200.000.000 đồng

Chi phí nhân công

( Cần ít nhất 2 nhân công trong lứa nuôi 4 tháng)

2x4x3.000.000 = 24.000.000 đồng

Điện nước

5.000.000 x 4 = 20.000.000 đồng

Tổng chi phí

4.944.000.000 đồng

 

Bên cạnh đó một khoản chi phí quan trọng nữa là chi phí cố định ban đầu để xây dựng mô hình trang trại này. Bao gồm cái khoản như chi phí xây dựng chuồng trại, các khu chức năng liên quan, trang thiết bị … Đây là khoản vốn ban đầu tương đối với. Tuy nhiên nó sẽ phụ thuộc vào thiết kế, loại nguyên vật liệu xây dựng, vị trí lựa chọn và thời điểm thi công. 

Chính vì vậy cách tốt nhất để thiết kế và xây dựng mô hình chăn nuôi lợn có hiệu quả là thuê những đơn vị uy tín. Với những trang trại có quy mô lớn thì thay việc tự xây dựng, bà con tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ tin cậy để tối ưu chi phí và đảm bảo chất lượng.

Tìm hiểu thêm: Hạch toán chi phí xây chuồng trại nuôi heo thịt quy mô 1.000 con

Xác định công suất chuồng lợn chăn nuôi

Trong quá trình thiết kế mô hình xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, bà con không nên bỏ qua bước xác định công suất của chuồng. Ngày nay chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại công nghiệp đang được bà con chăn nuôi áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào chăn nuôi lợn. Công suất chuồng lợn chăn nuôi được mở rộng và quy mô lớn hơn nhiều so với hộ gia đình trước đây. Mô hình chăn nuôi công nghiệp này thường có sản lượng hàng năm 1.000 con lợn vỗ béo. Trong đó cần 2 lợn đực giống, 83 lợn cái sinh sản, 100 lợn sữa, 1.000 lợn cai sữa và 370 lợn trưởng thành. 

Lựa chọn vị trí

Việc lựa chọn vị trí là bước vô cùng quan trọng trong mô hình xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Một vị trí tốt là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Có một số nguyên tắc lựa chọn vị trí chuồng heo cần tuân thủ sau đây:

  • Chọn vị trí xây chuồng ở khu đất cao ráo, dễ thoát nước. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo phù hợp với quy mô, quy hoạch chung của địa phương 
  • Để tránh các yếu tố như khói bụi, mùi hôi và tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống của người dân.Trại heo nên bố trí khu dân cư xuôi gió. Thông thường đặt ở vị trí cách khu dân cư trên 1km và cách đường trục giao thông từ 100-200m và khu công nghiệp 100m
  • Ưu tiên việc chọn vị trí gần nguồn cung ứng thức ăn, vật tư, giống. Thêm nữa việc gần nguồn nước hay  nguồn điện vùng tiêu thụ cũng là điều cần thiết 
  • Lưu ý không nên chọn địa điểm cạnh chuồng nuôi của các con vật khác để tránh trường hợp lây lan bệnh. Khoảng cách tối thiểu khoảng 1km.
  • Khu vực xây chuồng hiện tại nên xem xét đến khả năng có thể mở rộng quy mô sau này.

Xây dựng hệ thống cột

Hệ thống cột là một phần không thể thiếu trong mô hình xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Xây dựng hệ thống cột tiêu chuẩn sẽ giúp cho việc theo dõi và chăm sóc lợn được thuận tiện và dễ dàng hơn. Các cột trại riêng biệt được thiết kế cho từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản xuất. Số lượng và kích thước của các phân đoạn sẽ phụ thuộc vào số lượng lợn bạn sẽ nuôi trong mỗi giai đoạn.

Người chăn nuôi xây dựng hệ thống cột này để phân tách đàn theo từng thời kỳ. Đồng thời để kiểm soát sự sinh trưởng và phát triển của đàn lợn. Ở từng giai đoạn phát triển, đàn lợn sẽ có những thói quen ăn uống và hoạt động khác nhau. Chính vì vậy việc theo dõi tình trạng sức khỏe và thói quen ăn uống của lợn sẽ thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn nhiều khi đặt lợn vào các cột riêng biệt.

Hơn thế nữa, xây dựng hệ thống cột cũng là cách để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập ngay từ đầu. Đồng thời trường hợp dịch xuất hiện ở một số cá thể. Đây là cách để phát hiện và cách ly nhanh chóng. Hạn chế sự lây lan của dịch đến toàn bộ trang trại.

Thiết kế hệ thống điện, nước, giao thông

Một mô hình xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn không thể vận hành nếu thiếu đi các yếu tố về nước, điện, giao thông. Việc xây dựng hệ thống điện, nước và giao thông hết sức quan trọng và cần đảm bảo các điều kiện sau:

Điện, nước, giao thông – yếu tố cần thiết để vận hành mô hình

Điện, nước, giao thông – yếu tố cần thiết để vận hành mô hình

  • Ước tính lượng nước tiêu thụ hàng ngày trong mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp (1.000 con) là 16 tấn. Vì vậy đảm bảo nguồn nước sạch lớn và ổn định này là điều hộ chăn nuôi cần quan tâm khi xây dựng trang trại.
  • Công suất lắp đặt hệ thống điện của mô hình trại chăn nuôi lợn công nghiệp thường là 30kw. Vì vậy hệ thống điện ổn định và an toàn là một điều cần cân nhắc và xem xét kỹ. Không nên để xảy ra mất điện. Bởi vì nó sẽ gây ra các vấn đề về cấp nước, thông gió cũng như làm mát, sưởi và giữ ẩm. Tuy nhiên để dự phòng trường hợp mất điện thì lắp đặt hệ thống máy phát điện nhỏ là phương án tốt.
  • Nguyên liệu thức ăn, phân và lợn sống,… để xử lý trong trang trại khoảng 4 tấn hàng ngày. Do đó bà con cũng cần cân nhắc hệ thống giao thông cũng như phương tiện vận chuyển. Lựa chọn những hình thức vận chuyển sao cho thuận tiện và tối thiểu chi phí nhất có thể.

Hệ thống xử lý phân

Một môi trường tốt và sạch sẽ là điều kiện để cho đàn lợn có thể phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao. Do đó, hệ thống xử lý phân hết sức cần thiết trong mô hình này. Bởi nếu không xử lý chất thải hàng ngày và hiệu quả sẽ không chỉ gây ảnh hưởng không chỉ tới hiệu quả của đàn mà gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Vì vậy đảm bảo mô hình trang trại nuôi heo phải cách xa nguồn nước uống và có không gian để xử lý nước thải. Đồng thời kết hợp với nuôi cá và sản xuất hoa màu. Hay phơi phân để bán làm phân bón. Đây là những cách hiệu quả thường được sử dụng để xử lý chất thải xanh cho lợn. 

Các yếu tố phòng dịch

Đảm bảo các yếu tố an toàn phòng dịch là biện pháp để đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống tốt nhất cho lợn. Đây cũng là cách để ngăn ngừa sự xâm nhập và phát tán của dịch bệnh. Cụ thể cần tuân thủ những quy định sau

Yếu tố phòng dịch biện pháp đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho lợn

Yếu tố phòng dịch biện pháp đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho lợn

Chuồng trại và thiết bị

  • Địa điểm trại phải ở nơi có địa hình cao, rộng, thông thoáng, đồng thời phải xa khu dân cư, cơ sở y tế và  lò giết mổ,…
  • Có khu cách ly đối với lợn mới nhập, lợn ốm cách biệt an toàn với khu chuồng nuôi lợn.
  • Có khu vực vệ sinh, khử trùng, thay trang phục bảo hộ riêng cho người chăn nuôi và khách thăm quan đảm bảo cách biệt an toàn với khu chuồng nuôi lợn.
  • Có khu vực thu gom và xử lý chất thải đảm bảo cách biệt với khu chuồng nuôi lợn và phù hợp với điều kiện của trang trại. 

Con giống

Lựa chọn con giống mới theo yêu cầu như sau

  • Cần biết rõ lai lịch của lứa mới xuất phát từ trại nào, ở khu vực nào, nguồn gốc chất lượng giống như thế nào.
  • Tình trạng bệnh dịch của trại xuất và các loại vacxin đã được tiêm cần được cung cấp đầy đủ thông tin đầy đủ để trại tiếp nhận và có phương án chăm sóc, điều trị hợp lý. Đồng thời tiêm phòng bổ sung các loại vacxin chưa được tiêm theo quy trình.

Lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng

Lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng

Vệ sinh chăn nuôi

Đảm bảo vệ sinh an toàn cho trang trại lợn bằng những biện pháp khử trùng và khử khuẩn theo nguyên tắc sau 

  • Người thực hiện khử trùng phải sử dụng đồ bảo hộ phù hợp
  • Sử dụng các hóa chất khử trùng ít độc hại đối với con người, vật nuôi và môi trường
  • Pha chế và sử dụng hóa chất khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.

Thiết kế các khu chức năng

Mô hình xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn hiệu quả sẽ được chia thành những khu vực khác nhau. Mỗi khu vực đảm nhận chức năng riêng biệt và có tiêu chí nhất định 

Phân loại chuồng

Trong từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển, lợn sẽ có kích thước cũng đòi hỏi về lượng thức ăn và điều kiện sống khác nhau. Vì vậy cần có sự phân loại chuồng theo mức độ phù hợp. Thông thường có 3 loại chuồng

  • Chuồng nuôi: dành cho lợn nuôi vỗ béo để thịt 
  • Chuồng đẻ: dành cho nái đẻ
  • Chuồng ương: dành cho lợn con mới đẻ

Mẫu chuồng heo nái đẻ

Mẫu chuồng heo nái đẻ

Cần lưu ý một số điều kiện trong thiết kế các loại chuồng 

  • Khoảng cách giữa các chuồng lợn không được nhỏ hơn 20m
  • Các chuồng phải được liên kết với nhau bằng các lối đi 
  • Luôn giữ cho chuồng sạch sẽ và thông thoáng, tránh việc tình trạng đọng nước hay ẩm thấp.

Phân khu vực

Các khu vực chức năng của mô hình chăn nuôi lợn thường chia làm 3 phần chính. Trong đó gồm có khu sản xuất, khu nhà ở và khối điều hành.

Khu vực sản xuất

Ngoài khu vực chuồng trại, thì khu vực sản xuất còn bao gồm các công trình phụ khác như quầy tải lợn, quầy tải chất thải, nhà máy thức ăn chăn nuôi, văn phòng thú y, phòng khử trùng công nhân, phòng khử trùng xe và đường xá. 

Khu nhà ở và quản lý 

Khối văn phòng ở nên bố trí ở vị trí thuận lợi, cách xa và  phải tách biệt với khu sản xuất. Việc thiết kế như vậy để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh. Đồng thời cũng giúp kiểm soát dịch bệnh được tốt hơn.

Tuy nhiên xung quanh nhà sản xuất nên bố trí các tòa nhà quản lý sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất. Các tòa nhà sản xuất nên ở trong khu vực gió xuôi và thấp hơn các tòa nhà quản lý điều hành. Các văn phòng thú y và hồ chứa chất thải cũng nên ở thấp hơn các tòa nhà sản xuất.

Đầu tư vào thiết bị cơ khí

Công nghệ ngày càng phát triển, các trang thiết bị hỗ trợ cho chăn nuôi ngày càng hiện đại. Việc đầu tư sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại này góp phần nâng cao năng suất cũng như hiệu quả cho mô hình chăn nuôi này. Một số thiết bị cần thiết như

Hộp thức ăn khô – ướt

Đây là sự kết hợp hộp thức ăn và máy uống nước tự động. Có thể tích hợp việc  cho ăn và uống một cách hoàn toàn tự động. Máy này thích hợp sử dụng cho cả thức ăn bột và thức ăn viên. Lợi ích mà nó mang lại đó chính là giảm thiểu lượng thức ăn khô rơi vãi gây lãng phí như. Khắc phục được hạn chế hệ thống cho ăn và nước uống tách biệt.

Máy dọn phân

Sử dụng máy quét khung dẫn hướng có chiều rộng rãnh 90-240cm, cao 100-150cm, rãnh phân sâu 20cm. Máy cạo vôi có thể được điều khiển bằng một tấm lót để cạo vôi và giữ điều kiện sống sạch sẽ cho lợn.

Xem thêm: Thảm úm heo con cao cấp, giải pháp cho đàn heo khỏe mạnh

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, xây dựng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn là cách mà nhiều bà con hướng đến. Cách thiết kế mô hình xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn hiệu quả và mang lại kinh tế cao vô cùng cần thiết. Tuy nhiên việc này đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật khá phức tạp. Do đó để đảm bảo hiệu quả và tối thiểu hóa chi phí, bà con nên lựa chọn đơn vị uy tín như KSP Việt Nam để giúp đỡ thiết kế và xây dựng là giải pháp tốt nhất.

Picture of Bunjong Chawalitruangrith
Bunjong Chawalitruangrith
Sinh ra và lớn lên tại Thái Lan, Bunjong Chawalitruangrith đã từng trải qua những sự kiện đánh thức nhận thức về sự quan trọng của ngành Feed-Farm-Food. Dưới sự lãnh đạo đầy tài năng của ông, KSP Vietnam đã vươn lên trở thành một tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Chia sẻ qua:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
5/5 - (1 bình chọn)
Hoặc để lại thông tin nhé: