Tìm kiếm
Close this search box.

Tủ điện công nghiệp

TỔNG QUAN SẢN PHẨM:
Nếu như hệ thống điện là “huyết mạch” của nhà máy thì tủ điện công nghiệp lại là “bộ não” điều khiển toàn bộ hệ thống ấy.
Hệ thống tủ điện công nghiệp do KSP Việt Nam lắp đặt
Hệ thống tủ điện công nghiệp do KSP Việt Nam lắp đặt
Chức năng tủ điện là giúp bộ phụ tải hoạt động ổn định
Chức năng tủ điện là giúp bộ phụ tải hoạt động ổn định
Tủ điện ATS, MTS và MDB tại KSP Việt Nam
Tủ điện ATS, MTS và MDB tại KSP Việt Nam
Tủ điện cần lắp đặt khoa học, dễ vận hành
Tủ điện ATS, MTSTủ điện cần lắp đặt khoa học, dễ vận hành và MDB tại KSP Việt Nam
Sơ đồ lắp đặt tủ Tủ DK - 1 bơm - 1HP - 1 pha - 1 timer on/of - fox1B
Vỏ tủ và sơ đồ đơn tuyến của tủ
Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP - 3 pha - 1 timer - Fox 6Q- 2 Heater - Báo động (1)
Sơ đồ đơn tuyến trong tủ (1)
Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP - 3 pha - 1 timer - Fox 6Q - 2 Heater - Báo động (2)
Sơ đồ đơn tuyến trong tủ (2)
Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP - 3 pha - 1 timer - Fox 6Q- 2 Heater - Báo động (3)
Sơ đồ đơn tuyến trong tủ (3)
Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP - 3 pha - 1 timer - Fox 6Q- 2 Heater - Báo động (4)
Sơ đồ khối nguồn chính
Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP - 3 pha - 1 timer - Fox 6Q- 2 Heater - Báo động (5)
Cấu trúc và đấu nối dây trong tủ (1)
Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP - 3 pha - 1 timer - Fox 6Q- 2 Heater - Báo động (6)
Cấu trúc và đấu nối dây trong tủ (2)
Phần mềm Cad Electric hỗ trợ đắc lực khi bạn thiết kế sơ đồ đấu nối tủ điện
Phần mềm Cad Electric hỗ trợ đắc lực khi bạn thiết kế sơ đồ đấu nối tủ điện
Sau khi lắp đặt các thiết bị trong tủ điện công nghiệp, cần test thử trước khi cấp nguồn
Sau khi lắp đặt các thiết bị trong tủ điện công nghiệp, cần test thử trước khi cấp nguồn
THÔNG TIN SẢN PHẨM:
Nội dung:

Vậy một nhà máy sản xuất cần lắp đặt những loại tủ điện nào? Giá của của từng loại tủ điện ra sao? Chi phí lắp đặt là bao nhiêu? Quy trình lắp đặt như thế nào?… Mời bạn cùng KSP Việt Nam khám phá trong bài viết bên dưới nhé!

Tổng quan về tủ điện trong ngành công nghiệp

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện  là nơi tập trung các thiết bị điện, bao gồm mạch điện, công tắc, nút nhấn, cầu dao, biến tần, biến áp, biến thế, bảng điện,… giữ nhiệm vụ điều khiển toàn bộ hệ thống cấp điện cho các phụ tải trong sản xuất.

Trong hoạt động sản xuất công nghiệp, do công suất tiêu thụ điện lớn và hệ thống cấu trúc mạch điều khiển khá phức tạp nên tủ điện yêu cầu rất cao về độ bền, ổn định và khả năng hoạt động liên tục. Vì vậy, việc lựa chọn vật liệu cho tủ điện công nghiệp  đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, hầu hết các loại tủ điện được sản xuất từ composite hoặc kim loại với bề mặt được phủ lớp sơn tĩnh điện. Chính điều này đã giúp tủ điện tăng cường độ bền cơ học, khả năng chống ăn mòn, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Vai trò và chức năng tủ điện công nghiệp trong sản xuất

  • Cấp điện cho các máy móc thiết bị sản xuất và điều chỉnh – phân nguồn điện hợp lý cho mỗi thiết bị phụ tải. Ví dụ: Tủ điện MSB được lắp đặt ngay sau các trạm biến áp hạ thế, có chức năng cung cấp điện hạ thế cho toàn bộ hệ thống điện sau trạm biến áp hạ thế, đồng thời hỗ trợ đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải.
  • Hệ thống cầu dao của tủ điện sẽ tự động ngắt điện khi có sự cố, nhằm bảo vệ các phụ tải, giúp ngăn chặn các tình huống nguy hiểm như quá tải, ngắn mạch, chập điện.
  • Tự động chuyển đổi nguồn điện dự phòng khi mất điện, bảo đảm các phụ tải vận hành liên tục, không bị ảnh hưởng bởi sự cố điện.
  • Việc tích hợp tụ điện và bộ hiệu chỉnh hệ số công suất vào tủ sẽ cải thiện hệ số công suất của hệ thống. Từ đó, chúng sẽ giảm tổn thất năng lượng, tiền phạt liên quan đến năng lượng phản ứng và giảm nhu cầu kVA.
  • Tủ điện công nghiệp cung cấp thông tin về tình trạng hoạt động của hệ thống để kỹ thuật viên sớm phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời.

Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp

Ngoài đồng hồ đo các chỉ số dòng điện, đèn tín hiệu, màn hình hiển thị và bảng điều khiển dòng điện, tủ điện còn tích hợp một loạt các thiết bị quan trọng như sau:

  • Aptomat (gồm các thiết bị như MCCB, MCB, RCBO, …) giữ vai trò bảo vệ toàn bộ hệ thống phụ tải trong trường hợp xảy ra sự cố như quá tải, quá áp, hoặc rò rỉ điện.
  • Bộ điều khiển (gồm contactor, relay, các biến tần, PLC,…) chịu trách nhiệm trong việc đóng mở – chuyển mạch cũng như điều khiển động cơ của máy móc.
  • Các phụ kiện khác: busbar, nút nhấn, đèn báo, thiết bị đấu nối,… để liên kết mạch điện giữa các thiết bị, giữ kết nối và duy trì hiệu suất ổn định của hệ thống điện.

Top 8 tủ điện phổ biến nhất hiện nay

Tủ điều khiển trung tâm

Đây là tủ điện được sử dụng để quản lý các động cơ có công suất lớn như hệ thống dây chuyền, máy bơm,…. Đặc biệt, tủ này có khả năng hoạt động từ xa.

Tủ phân phối tổng

Được đặt sau trạm biến áp hạ thế, tủ phân phối tổng cung cấp điện hạ thế cho hệ thống phụ tải và tự động đóng – cắt điện để bảo vệ toàn bộ hệ thống phụ tải khi có sự cố.

Tủ điện bù công suất (tủ tụ bù)

Tủ điện công nghiệp này giúp giảm hao phí điện năng, tiết kiệm chi phí vận hành và nâng cao năng suất của các thiết bị phụ tải trong nhà máy.

Tủ chuyển mạch ATS (chuyển mạch tự động) và MTS (tủ chuyển mạch thủ công)

Đây là các loại tủ có chức năng tự động chuyển đổi nguồn điện từ lưới điện sang nguồn dự phòng và ngược lại khi có sự cố mất điện xảy ra. Nhờ đó, hệ thống máy móc trong nhà máy sẽ vẫn hoạt động xuyên suốt, không bị gián đoạn.

Tham khảo: Lắp đặt hệ thống điện MTS chất lượng cao, an toàn, bền bỉ

Tủ điện MCB (Miniature Circuit Breaker)

Tủ điện MCB sử dụng để bảo vệ các phụ tải nhỏ và trung bình, với dòng định mức không quá 125A. Loại tủ này tự động ngắt mạch khi có quá tải hoặc ngắn mạch và có khả năng bật lại sau khi sự cố được khắc phục.

Tủ điện MCCB (Molded Case Circuit Breaker)

Tủ MCCB giữ vai trò bảo vệ hệ thống điện công suất lớn, với dòng định mức từ 100A đến 1600A. Khi có sự cố xảy ra, tủ MCCB có thể tự động ngắt mạch, tránh nguy cơ cháy nổ. Hơn nữa, tủ còn có tính linh hoạt, khả năng truyền thông và điều khiển từ xa vượt trội so với tủ MCB.

Tủ ATS (Automatic Transfer Switches)

Đây là tủ điện giữ vai trò thực hiện chuyển đổi nguồn điện tự động giữa nguồn chính và nguồn dự phòng, đảm bảo hệ thống điện luôn duy trì nguồn cấp liên tục.

Tham khảo: Hệ thống điện ATS là gì? 3 loại tốt nhất và báo giá đầy đủ

Tủ điện PLC (Programmable Logic Controller)

Là thiết bị điều khiển lập trình, tủ PLC thực hiện các thuật toán điều khiển thông minh trong các quy trình sản xuất như xay, trộn, ép viên, sấy, đóng gói,… theo yêu cầu cụ thể của sản xuất.

Một số loại tủ điện công nghiệp khác

  • Tủ AHU – điều khiển hệ thống điều hòa không khí
  • Tủ điều khiển hệ thống xử lý chất thải
  • Tủ điện điều khiển hệ thống cấp thoát nước…

Bảng báo giá tủ điện công nghiệp mới nhất 2024 và phí lắp đặt

Tên tủ điện Giá Phí lắp đặt
Tủ điện ATS 800A 49 – 50 triệu đồng Chỉ từ 50.000đ/tủ
Tủ ATS (2 ACB 3P/800AT/800AF) 17 – 66 triệu đồng
Tủ MTS chuyển mạch bằng tay 3 – 5 triệu đồng
Tủ điều khiển trung tâm MCC 10 – 15 triệu đồng
Tủ phân phối tổng MSB 15 – 20 triệu đồng
Tủ MDB 10 – 12 triệu đồng
Tủ tụ bù BFC 3 – 7 triệu đồng
Tủ điều khiển hệ thống bơm chữa cháy 20 – 25 triệu đồng
Tủ điều khiển hệ thống ánh sáng 6 – 8 triệu đồng
Tủ điều khiển nhiệt ẩm trung tâm (tủ AHU dành cho hệ thống HVAC) 500 – 700 triệu đồng Từ 100.000 – 150.000đ/tủ
Tủ điện xử lý nước thải (XLNT) 500 triệu – 1 tỷ đồng
Tủ điều khiển hệ thống điện cho dây chuyền sản xuất 1 – 2 tỷ đồng

Lưu ý: Bảng giá trên đây có thể thay đổi theo giá trị trường và nguồn cung của từng thương hiệu. Để biết chính xác mức giá tủ điện theo nhu cầu sử dụng của bạn, vui lòng liên hệ ngay hotline 0918 675 239 để KSP Việt Nam báo giá chi tiết nhé!

Sơ đồ lắp đặt tủ điện công nghiệp đạt chuẩn

Sơ đồ lắp đặt (Layout tủ) Tủ DK – 1 bơm – 1HP- 1 pha – 1 timer on/off – fox1B – Ảnh: Vỏ tủ và sơ đồ đơn tuyến của tủ

Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP – 3 pha – 1 timer – Fox 6Q- 2 Heater – Báo động (1) – Ảnh: Sơ đồ đơn tuyến trong tủ (1)

Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP – 3 pha – 1 timer – Fox 6Q- 2 Heater – Báo động (2) – Ảnh: Sơ đồ đơn tuyến trong tủ (2)

Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP – 3 pha – 1 timer – Fox 6Q- 2 Heater – Báo động (3) – Ảnh: Sơ đồ đơn tuyến trong tủ (3)

Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP – 3 pha – 1 timer – Fox 6Q- 2 Heater – Báo động (4) – Ảnh: Sơ đồ khối nguồn chính

Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP – 3 pha – 1 timer – Fox 6Q- 2 Heater – Báo động (5) – Ảnh: Cấu trúc và đấu nối dây trong tủ (1)

Sơ đồ lắp đặt tủ DK 6 Q 1HP – 3 pha – 1 timer – Fox 6Q- 2 Heater – Báo động (6) – Ảnh: Cấu trúc và đấu nối dây trong tủ (2)

Để tìm hiểu chi tiết sơ đồ đấu nối tủ điện công nghiệp DK 6 Q 1HP – 3 pha – 1 timer – Fox 6Q- 2 Heater – Báo động, bạn vui lòng tải trọn bộ hướng dẫn tại đây.

Quy trình 6 bước lắp đặt hệ thống tủ điện

Bước 1: Chọn các thiết bị phù hợp cho tủ điện công nghiệp

  • Nếu lắp tủ phân phối điện hạ thế, bạn cần biết rõ số lượng, công suất của các thiết bị phụ tải và số nhánh điện để chọn loại tủ điện có kích thước, chất lượng và giá cả phù hợp.
  • Nếu lắp tủ điện điều khiển, bạn cần nắm rõ yêu cầu của hệ thống điều khiển để chọn các thiết bị như rơ le, cảm biến, biến tần, PLC… phù hợp với nhu cầu vận hành của hệ thống.

Bước 2: Thiết kế sơ đồ đấu nối tủ điện chính xác

Sơ đồ đấu nối là “bản đồ” minh họa cách kết nối các thiết bị trong tủ điện với nhau và với nguồn điện. Bạn cần thiết kế sơ đồ đấu nối một cách chính xác, khoa học, tiết kiệm vật tư và dễ dàng bảo trì. Bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ như Cad Electric để vẽ sơ đồ đấu nối. Đừng quên tính đến khả năng mở rộng tủ điện công nghiệp  trong tương lai và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Lưu ý: Trước khi lắp đặt, bạn cần kiểm tra cẩn thận sơ đồ đấu nối để tránh sai sót gây nguy hiểm cho tủ điện và hệ thống.

Bước 3: Gia công và lắp đặt vỏ tủ điện công nghiệp

Bạn cần chọn các vỏ tủ có chất lượng cao, có phủ sơn tĩnh điện để chống ăn mòn và chịu được các tác động bên ngoài. Hãy sử dụng máy CNC để khoan các lỗ trên bề mặt tủ để lắp đặt các thiết bị như nút nhấn, đồng hồ, đèn báo…

Khi lắp đặt vỏ tủ điện, bạn cần lưu ý:

  • Lắp đặt các thiết bị đo lường như đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đèn báo nguồn… ở vị trí dễ nhìn, dễ quan sát và vận hành.
  • Lắp đặt các thiết bị đóng cắt như cầu dao, công tắc, nút bấm… ở vị trí dễ thao tác, thẳng hàng và ngang tầm với ngực của người sử dụng.
  • Lắp thêm lưới che tại các vị trí khoan lỗ để đấu dây ra – vào tủ hoặc lỗ thông.

Bước 4: Lắp đặt các thiết bị điện trong tủ

Bạn cần lắp đặt các thiết bị điện theo sơ đồ đấu nối đảm bảo tận dụng được không gian bên trong tủ điện công nghiệp , giảm thiểu số lượng dây dẫn và dễ dàng bảo trì. Cách lắp đặt bạn có thể tham khảo như sau:

  • Bộ điều khiển rơ le, bộ cảm biến,… lắp đặt thẳng hàng ở vị trí trên cùng.
  • Hàng tiếp theo là bộ đóng cắt như: aptomat, cầu chì,… dưới các thiết bị điều khiển.
  • Lắp nguồn tổng ở vị trí trung tâm để tiện thao tác.
  • Nút nhấn, công tắc ở phía dưới cùng để giúp việc đấu nối dây ra – vào thuận tiện hơn.

Bước 5: Đấu nối dây dẫn điện

  • Dây mạch lực và dây tín hiệu cần được luồn vào trong các ống cách nhiệt để bảo vệ dây dẫn và tránh gây ngắn mạch. Bạn cần để các dây mạch lực và dây tín hiệu cách xa nhau để tránh nhiễu điện từ.
  • Đối với các dây cảm biến tín hiệu, độ nhạy cao (ví dụ như dây encoder), cần lắp thêm vỏ chống nhiễu bên ngoài.
  • Nên đấu dây mạch lực trước, sau đó đấu các dây điều khiển để tránh nhầm lẫn và rối dây.

Bước 6: Kiểm tra, cấp nguồn và chạy không tải

Kết thúc quy trình đấu nối dây cho tủ điện công nghiệp, bạn sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra và sửa chữa lỗi nếu có. Tiếp theo, hãy chạy thử tủ điện không tải kiểm tra hoạt động của thiết bị và hệ thống, đảm bảo mọi thứ hoạt động an toàn trước khi vận hành.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thiết kế và thi công hệ thống lạnh công nghiệp trọn gói

Nên chọn nhà thầu nào để lắp đặt tủ điện chất lượng cao, giá tốt?

Với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công hệ thống điện cho nhà máy công suất cao cùng sự hậu thuẫn từ tập đoàn C.P Thái Lan, KSP Việt Nam luôn dẫn đầu trong top các nhà thầu lắp đặt tủ điện uy tín nhất thị trường. Khi hợp tác với chúng tôi, bạn sẽ được đảm bảo nhiều quyền lợi hấp dẫn:

  • Báo giá tủ điện công nghiệp rõ ràng, đầy đủ, không có chi phí ẩn, không có phụ phí.
  • Bạn sẽ được thiết kế sơ đồ đấu nối tủ điện theo yêu cầu, giúp tiết kiệm tối đa vật liệu và đảm bảo tủ điện hoạt động bền bỉ, ổn định.
  • Hướng dẫn vận hành tủ điện từ A-Z một cách dễ hiểu, dễ áp dụng.
  • Cam kết bảo hành chất lượng công trình lâu dài và hỗ trợ bảo dưỡng các thiết bị trong suốt quá trình sử dụng.

Ngay bây giờ, nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế – thi công tủ điện công nghiệp trọn gói chất lượng cao, hoặc muốn tìm hiểu thêm về bảng giá cũng như chính sách chiết khấu hấp dẫn của KSP Việt Nam, vui lòng gọi 0918 675 239 để được tư vấn nhanh!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN:
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN