Trang chủ > Kinh nghiệm thi công màng chống thấm HDPE bền bỉ, giá tốt
Lần đầu thi công màng chống thấm HDPE cho hồ nuôi tôm, hầm biogas, bãi rác… bạn chưa biết chọn độ dày bao nhiêu và làm thế nào để đảm bảo chất lượng công trình?
Ngay bây giờ, các kỹ sư 12 năm kinh nghiệm của KSP Việt Nam sẽ chia sẻ những “kinh nghiệm xương máu” để giúp bạn hoàn thiện công trình với độ bền tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất trong thời gian ngắn nhất! Tham khảo ngay!
Được làm từ 97.5% nhựa nguyên sinh High-Density PolyEthylene với mật độ liên kết phân tử cực cao, màng chống thấm HDPE có khả năng chống thấm gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó, màng còn có thêm 2.5% chất phụ gia giữ vai trò chống UV, chống oxy hóa và chống hóa chất bào mòn.
Với những đặc tính ấy, màng chống thấm HDPE mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng:
Ngoài ra, thiết kế màng chống thấm ngăn chặn nước từ hồ này xâm nhập sang hồ khác. Từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các hồ.
Màng HDPE có giá trị kinh tế cao. Màng được đóng gói dạng cuộn gọn gàng, dễ dàng vận chuyển – thi công. Nhờ đó, bạn không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn giảm thời gian và công sức trong quá trình thi công công trình.
Để thi công màng chống thấm HDPE đạt chất lượng cao, gia tăng tuổi thọ cho công trình và tiết kiệm chi phí, bạn cần xem xét các yếu tố sau:
Với các tiêu chí trên, hiện thị trường có 4 thương hiệu màng chống thấm nổi tiếng để bạn cân nhắc lựa chọn:
Đây là màng nhập khẩu từ Đài Loan, có chất lượng cao, bền bỉ với khả năng chống thấm hoàn hảo. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, HDPE Huitex vẫn là một trong những loại màng chống thấm được ưa thích nhất.
Màng HDPE GSE, nhập khẩu và sản xuất tại Thái Lan, có độ dày từ 0.5mm đến 3mm và có màu đen hoặc xanh lá cây. Chất màng mịn, lì, khả năng bền nhiệt và kháng hóa chất vượt trội.
Đặc biệt, với mức giá cả hợp lý HDPE GSE là lựa chọn sáng suốt cho bà con nông dân. Và suốt nhiều năm liền, đây cũng là loại màng chống thấm best seller tại KSP Việt Nam.
Một trong những thương hiệu màng chống thấm “hàng Việt Nam chất lượng cao” được nhiều người tin tưởng nhất hiện nay là HDPE HSE. Màng có chất liệu dày dặn, khả năng chống thấm đạt chuẩn R13 và GRI.
Đặc biệt, vì sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, không tốn phí nhập khẩu và vận chuyển nên giá HDPE HSE thuộc top rẻ nhất thị trường.
Đây là màng nhập khẩu sản xuất tại Canada và đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khả năng chống thấm của sản phẩm này được đánh giá là tương đối tốt. Ngoài ra, với giá cả hợp lý, sản phẩm cũng giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí trong quá trình thi công.
Lời khuyên dành cho bạn: Nếu muốn thi công màng chống thấm HDPE chất lượng cao, độ bền vượt trội, giảm tối đa phí bảo trì thì bạn nên chọn màng chống thấm HDPE GSE Thái Lan. Bởi ngoài màng HDPE, thương hiệu GSE còn sản xuất nhiều thiết bị phụ trợ đồng bộ để thi công nhanh chóng, đảm bảo lớp màng kín kẽ và có độ chống thấm tối ưu nhất.
Theo các kỹ sư chăn nuôi của KSP Việt Nam, khi thi công màng chống thấm HDPE lót hồ nuôi tôm cá, bạn nên chọn bạt HDPE dày 0.5mm – 1mm. Tuy nhiên, đối với các công trình nuôi tôm công nghệ cao, bạn nên chọn màng dày khoảng 0.75mm – 1mm để kéo dài tuổi thọ công trình và giảm chi phí bảo trì.
Để ngăn chất thải từ vật nuôi và chất thải công nghiệp không thấm vào lòng đất, bạn nên chọn loại bạt nhựa HDPE lót hầm biogas dày từ 1mm – 2mm là phù hợp. Trong trường hợp chất thải công nghiệp chứa nhiều hóa chất, hãy xem xét sử dụng loại màng dày hơn >2mm.
Đối với việc thi công màng chống thấm HDPE cho mái chuồng trại, độ dày từ 0.5mm – 1.5mm là sự lựa chọn lý tưởng. Chất màng HDPE dày dặn sẽ giúp chuồng luôn khô ráo trong mùa mưa, đồng thời bảo vệ vật nuôi khỏi nguy cơ mắc các vấn đề về da và hô hấp.
Trung bình, độ dày màng chống thấm HDPE được sử dụng cho ruộng muối khoảng 0.75mm – 1mm. Lớp màng chống thấm này tránh tình trạng nước bên ngoài không ngấm vào bên trong làm ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng kết tinh của muối.
Với các công trình chống thấm ngầm hoặc lót chống thấm trong hoạt động sản xuất của nhà máy mía đường, bột ngọt, hạt nêm…, bạn nên chọn màng HDPE dày từ 0.5mm – 1mm.
Để biết chính xác công trình của bạn cần thi công màng chống thấm HDPE có độ dày bao nhiêu, vui lòng liên hệ hotline 0918 675 239 để được tư vấn nhé!
Sau khi xác định được thương hiệu và độ dày của màng chống thấm, bước tiếp theo, chúng ta cần nắm rõ các phương pháp hàn nối thích hợp.
Trên thị trường hiện có 4 phương pháp hàn màng chống thấm. Mỗi phương pháp có những ưu – nhược điểm khác nhau. Bạn cần xem xét kỹ để có sự lựa chọn phù hợp nhất:
Hàn ép nóng là phương pháp truyền thống dựa trên nguyên tắc sử dụng nhiệt độ cao để làm nóng và kết nối hai mép màng HDPE lại với nhau, tạo thành mối hàn liền mạch.
Phương pháp hàn đùn là phổ biến nhất trong việc thi công màng chống thấm HDPE. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành nung chảy sợi nhựa HDPE và đùn ra thành dây nhựa nóng chảy, sau đó sử dụng dây nhựa này để liên kết hai mép màng chống thấm HDPE lại với nhau.
Phương pháp hàn khò sử dụng máy hàn khò để tạo ra luồng không khí nóng, giúp làm nóng chảy hai mép màng chống thấm HDPE và ép chúng lại với nhau.
Phương pháp này sử dụng thanh polylock để kết nối và cố định màng HDPE vào bờ hồ.
Lời khuyên dành cho bạn: Để hàn nối màng chống thấm HDPE, bạn cần chọn phương pháp phù hợp với từng vị trí và điều kiện thi công. Hàn ép nóng và hàn đùn thích hợp cho các công trình cần sự nhanh chóng và độ bền cao. Trong khi đó, hàn khò và sử dụng thanh Polylock thích hợp cho các công trình đòi hỏi tính linh hoạt và khả năng đối phó với điều kiện khắc nghiệt. Vì vậy, khi thi công màng chống thấm HDPE, bạn nên linh hoạt chọn phương pháp để đảm bảo hàn nối màng chống thấm kín kẽ nhất.
Rãnh neo là nơi chôn mép màng HDPE để giữ cho màng không bị bung sút.
Lưu ý:
Nên thi công màng chống thấm HDPE trong những ngày nắng ráo và quá trình thi công cần được giám sát kỹ càng, tránh tình trạng màng bị rách thủng. Tuyệt đối không thi công vào những ngày mưa gió, tránh tình trạng các mối hàn không kín hoặc dễ bỏ sót lỗi khi hàn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý một số điều sau để quá trình trải màng diễn ra tốt nhất:
Sau khi hoàn thành việc trải màng, đơn vị thi công cần kiểm tra toàn bộ chất lượng công trình và thực hiện sửa chữa nếu cần để tránh sai sót về sau.
Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi thi công màng chống thấm HDPE. Thông thường, các kỹ thuật viên sẽ kết hợp phương pháp hàn đùn và hàn khò cho từng vị trí. Tất cả các phương pháp này đều sử dụng nhiệt nên trước khi tiến hành hàn nối, đơn vị thi công buộc phải kiểm tra nhiệt độ của máy móc kỹ càng để đảm bảo tạo độ kết nối tốt nhất cho màng chống thấm.
Sau khi hàn nối, kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra độ phẳng của màng HDPE, thẩm định lại mặt bằng, độ dốc… và sửa lỗi để đảm bảo công trình đã được thi công đúng kỹ thuật. Điều này thể hiện qua 3 bước quan trọng sau:
Để đảm bảo công trình thi công màng chống thấm HDPE đạt yêu cầu kỹ thuật, người giám sát phải thực hiện kiểm tra các mối hàn và toàn bộ các vị trí không có mối hàn để phát hiện và đánh dấu lỗi. Sau đó, cần báo cáo cho kỹ thuật viên để tiến hành sửa chữa.
Trong quá trình sửa lỗi, kỹ thuật viên phải đảm bảo rằng bề mặt bị lỗi được làm sạch hoàn toàn, không còn bất kỳ bụi bẩn hay vật thể nào. Đồng thời, cần hàn thêm đảm bảo mối hàn trùm bít kín lỗ thủng ít nhất 10cm để ngăn nước xâm nhập và tránh làm hỏng các mối hàn.
Quy trình vá lỗi hàn thường diễn ra như sau:
Sau khi sửa lỗi, người giám sát sẽ kiểm tra lại lần nữa theo tiêu chuẩn áp suất không phá hủy. Nếu công trình chưa đạt chất lượng, kỹ thuật viên phải sửa chữa đến khi nào đạt yêu cầu.
Đây là phương pháp kiểm tra độ kín của toàn bộ công trình trải màng chống thấm.
Dựa trên thông số của các thiết bị hỗ trợ tái kiểm tra mối hàn, kỹ thuật viên sẽ nhanh chóng phát hiện các lỗ thủng nhỏ nhất.
Ngoài ra, kỹ thuật viên cũng dùng nước xà phòng để quét lên bề mặt. Nếu phát hiện nơi nào có bọt khí chứng tỏ nơi đó có lỗ thủng và dùng phương pháp hàn đùn để vá lỗi.
Cuối cùng, kỹ thuật viên dùng máy kiểm định chân không để kiểm tra lại và xác định độ kín lần cuối.
Phương pháp này dùng để kiểm tra độ bền và khả năng liên kết của mối hàn. Cách thực hiện kiểm tra như sau:
Độ dày | Áp lực tối thiểu (kN/m²) | Áp lực tối đa (kN/m²) | Giới hạn giảm áp (kN/m²) |
0.75mm | 165.4 |
206.7 |
20.7
|
1mm | 165.4 | ||
1.5mm | 186 | ||
2mm | |||
2.5mm | 106.7 | 220.5 |
Bảng tiêu chuẩn kiểm tra độ căng cứng của mối hàn màng HDPE
Khi các thông số đạt tiêu chuẩn, kỹ thuật viên sẽ kết thúc quá trình thi HDPE và bàn giao công trình cho bạn.
STT | Loại màng chống thấm | Đơn giá (VND/m2) | Phí thi công |
1 | Màng HDPE GSE 0.3mm | 13.000đ – 15.000đ | 6.000/m2 |
2 | Màng HDPE GSE 0.5mm | 22.300 – 25.000đ | 7.000/m2 |
3 | Màng HDPE GSE 1mm | 44.800đ | 8.000/m2 |
4 | Màng HDPE GSE 1.5mm | 66.500đ | 9.000/m2 |
5 | Màng HDPE GSE 2mm | 97.000đ | 10,000/m2 |
6 | Màng HDPE Huitex 1mm | 49.000đ | 8.000/m2 (chưa bao gồm dây hàn) |
7 | Màng HDPE HSE 1.5mm | 72.000đ | 9.000/m2 (chưa bao gồm dây hàn) |
8 | Màng HDPE Solmax nhiều loại | Liên hệ 0918 675 239 |
Lưu ý: Bảng báo giá này chỉ mang tính chất tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của người dùng và nguồn cung của thị trường. Bạn có thể liên hệ hotline 0918 675 239 để được báo giá chính xác nhất!
Từng có 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công màng HDPE chất lượng cao, KSP Việt Nam là nhà thầu uy tín để giúp bạn hoàn thiện công trình chống thấm của mình.
Gọi ngay KSP Việt Nam qua hotline 0918 675 239 để được tư vấn sâu hơn về quy trình thi công màng chống thấm HDPE nhé!
Màng chống thấm HDPE được làm từ nhựa polyethylene độ bền cao với khả năng chống thấm gần như tuyệt đối. Loại màng này còn chịu được va đập, mài mòn, hóa chất và tia UV, tuổi thọ cao, dễ dàng thi công và tiết kiệm chi phí.
Màng chống thấm HDPE cũng có nhiều loại với độ dày và màu sắc khác nhau, phù hợp để lót hầm biogas, hồ nuôi tôm cá, bãi rác…
Luôn cẩn thận trong việc thi công và giám sát ngay từ bước đầu, nên thi công vào ngày nắng ráo và luôn lót vải địa kỹ thuật để tăng độ dày của màng, đảm bảo khả năng chống thấm tốt hơn.
Màng chống thấm HDPE có độ bền kéo cao, độ giãn dài đứt lên tới 700%. Trung bình, màng có độ bền khoảng từ 10-20 năm tùy độ dày.
Nếu bạn có câu hỏi nào khác liên quan đến việc thi công màng chống thấm HDPE, vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc gọi 0918 675 239 để chuyên viên KSP Việt Nam tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.