Trang chủ > Thiết bị bể ươm – Thiết kế & lắp đặt đạt tiêu chuẩn
Mô hình chăn nuôi tôm trong thiết bị bể ươm ngày càng nhận được sự quan tâm. Mô hình này đem đến hiệu suất chăn nuôi cao, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Thiết bị bể ươm với thiết kế đơn giản, dễ dàng trong lắp đặt và vệ sinh đã dần trở thành một dụng cụ đắc lực đối với người nông dân. Dưới đây là những thông tin hữu ích về thiết bị chăn nuôi này để bạn có thêm nhiều thông tin để tham khảo.
Thiết bị bể ươm ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự đánh giá cao, là ưu tiên sử dụng của đông đảo các hộ gia đình chăn nuôi tôm. Hiểu một cách đơn giản, thiết bị bể ươm chính là hồ nuôi các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc,… nhân tạo. Thiết bị này được tạo ra từ các vật liệu đơn giản như khung thép vững chắc, lưới thép và bạt chống thấm. Diện tích của bể ươm sẽ dao động từ 100m2 đến 1200m2 tùy theo nhu cầu chăn nuôi.
Thiết bị bị ươm dần nhận được sự quan tâm và đánh giá rất cao nhờ tính an toàn, tiện ích và hiệu quả. Thiết bị bể ươm ra đời trở thành biện pháp thay thế hiệu quả cho mô hình chăn nuôi thủy sản truyền thống. Không bị giới hạn việc chăn nuôi ở những khu vực ao hồ, đầm lầy, giờ đây chỉ cần có không gian trống là đã có thể phát triển chăn nuôi thủy sản.
Thiết bị bể ươm sở hữu một số những đặc điểm nổi bật như:
Cấu tạo của thiết bị bể ươm rất đơn giản, gồm ba bộ phận chính là hệ thống khung thép, phần lưới bao bọc xung quanh cùng phần bạt lót ở bên dưới. Ngoài ra, thiết bị bể ươm sẽ có thêm cánh quạt được lắp đặt ở phần đáy hồ. Mỗi bộ phận sẽ giữ một vai trò riêng, giúp thiết bị vận hành được chắc chắn và hiệu quả hơn. Mô tả cụ thể về thiết bị bể ươm hải sản bao gồm:
Khung của thiết bị bể ươm thường được thiết kế với dáng hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy theo nhu cầu và mong muốn của người chăn nuôi. Đây là phần sườn, giup đảm bảo sự chắc chắn của thiết bị bể ươm. Chất liệu thường được sử dụng chính là thép với những công dụng điển hình như có độ cứng cáp và chắc chắn, khó bị han gỉ do sự tác động từ các yếu tố thiên nhiên,…
Các mối nối của phần khung thiết bị bể ươm sẽ được hàn với nhau rất chắc chắn, đảm bảo độ bền chắc trong quá trình sử dụng. Để tăng thêm độ chắc chắn của phần khung thép, bạn có thể lựa chọn phương án sơn thêm lớp sơn chống rỉ sét và chống thấm nước bên ngoài.
Cấu tạo tiếp theo của thiết bị bể ươm không thể thiếu chính là phần lưới bao bọc xung quanh khung. Bộ phận này giữ vai trò bảo vệ hồ tránh khỏi sự tác động từ các tác nhân bên ngoài vào phần thân hồ. Bên cạnh đó, phần lưới này cũng sẽ giúp định hình thiết bị, giúp phần bụng không bị phình to khi bạn cho nước vào hồ để nuôi cá, nuôi tôm. Ngoài ra, phần lưới cũng có tác dụng che chắn cho thiết bị bể ươm khỏi mưa gió,…
Bạn nên lựa chọn những loại lưới có chất lượng cao, được làm từ nguyên liệu không rỉ sét để đảm bảo tính hiệu quả như mong muốn. Độ dày và độ thưa của mắt lưới sẽ tùy thuộc vào những yêu cầu riêng của mỗi người chăn nuôi. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chắc chắn của thành hồ, độ thưa của mắt lưới không nên quá to.
Hiện nay, bạt HDPE là loại bạt được sử dụng nhiều nhất trong các thiết kế của thiết bị bể ươm. Dòng bạt này có rất nhiều các ưu điểm nổi bật như có độ bền cũng như tuổi thọ cao, có khả năng chống tia UV, cách nhiệt tốt, khả năng kháng vi khuẩn,… Công dụng chính của bạt trong thiết bị bể ươm là chứa nước chống lão hóa.
Hiện nay, bạt HDPE có nhiều kích thước khác nhau, bao gồm 0.55mm, 0.75mm và 1mm. Tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng kinh tế có thể lựa chọn kích thước phù hợp để làm lót cho thiết bị bể ươm. Có thể nhờ đến sự trợ giúp của các kỹ sư chuyên nghiệp để giúp đảm bảo sự phù hợp của lưới với từng giai đoạn trong chăn nuôi.
Cánh quạt trong bị vườn ươm được làm từ chất liệu nhựa nguyên sinh 100%. Công dụng chính của các cánh quạt này là nhằm tạo dòng xoáy nước, giúp gom chất thải chăn nuôi nhanh chóng và thuận tiện. Lượng chất thải cho vật nuôi thải ra sẽ được lực nước xoáy gom lại và đẩy đến phần chứa thải, từ đó giúp người chăn nuôi dễ dàng hơn trong việc vệ sinh. Đồng thời cũng giúp môi trường nước được ổn định và sạch sẽ.
Cánh quạt sử dụng trong thiết bị bể ươm sẽ bao gồm hai loại, 6 cánh quạt và 8 cánh quạt. Mỗi loại cánh quạt này sẽ có tốc độ quay khác nhau, phù hợp với từng khoảng diện tích cụ thể của hồ nuôi. Do đó nên tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn phân loại cánh quạt để sử dụng trong thiết bị bể ươm.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế và lắp đặt thiết bị bể ươm uy tín và chất lượng, hãy liên hệ với KSP Việt Nam, một trong những đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam, nhận được đánh giá cao từ đông đảo các khách hàng.
KSP Việt Nam sở hữu một đội ngũ các nhân viên kỹ sư có trình độ chuyên môn cao cùng bề dày về kinh nghiệm. Nhờ đó, mọi yêu cầu từ khách hàng đều sẽ được KSP lắng nghe và đáp ứng một cách tối ưu nhất. Bên cạnh chất lượng tốt, những dụng cụ, thiết bị chăn nuôi tại KSP cũng được cung cấp với mức giá rất phải chăng, giúp thêm yên tâm khi sử dụng.
KSP có thể cung cấp cho khách hàng trọn gói dịch vụ từ cung cấp các dụng cụ chăn nuôi, thiết kế thiết bị bể ươm theo nhu cầu, vận chuyển và lắp đặt. Nhờ đó sẽ không phải lo lắng về bất kỳ vấn đề gì. Hãy liên hệ với KSP để nhận được trọn bộ gói dịch vụ thiết kế, lắp đặt thiết bị bể ươm uy tín và chất lượng!