Trang chủ > Quy trình xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi A-Z
Xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy cám… bạn cần chuẩn bị những gì, thực hiện các bước nào để có nhà máy đạt chất lượng, năng suất cao?
Dưới đây là quy trình chuẩn từ A-Z mà đội ngũ KSP Việt Nam đã áp dụng thành công cho nhiều nhà máy. Mời bạn tham khảo ngay!
Căn cứ Điều 38 Luật Chăn nuôi và Điều 9 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP, cùng các kinh nghiệm thực tế của các quản lý dự án nhà máy cám, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sau:
Đây là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần chuẩn bị trước khi triển khai quy trình đầu tư xây dựng nhà máy cám, nhà máy thức ăn chăn nuôi. Giấy phép này như một “tấm vé thông hành”, chứng minh nhà máy sản xuất đúng luật. Và mọi sản phẩm doanh nghiệp bạn tạo ra đều được pháp luật bảo hộ.
Để làm hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh trong ngành này, bạn cần có:
*Lời khuyên cho bạn: Muốn được xét duyệt nhanh, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên viên tư vấn luật để chuẩn bị đầy đủ thông tin trước khi nộp hồ sơ.
Chuẩn bị nguồn vốn dồi dào sẽ giúp bạn luôn chủ động trong mọi tình huống. Tùy vào quy mô, mục tiêu của từng công trình xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi mà mức vốn đầu tư sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phân bổ nguồn vốn của mình một cách hợp lý từ khâu xây dựng cho đến lúc vận hành, tránh tình trạng nhà máy xây dựng xong thiếu vốn không thể đi vào sản xuất.
Cụ thể, bạn buộc phải chuẩn bị nguồn vốn để duy trì các hoạt động sau:
Lưu ý cho bạn: Trong quá trình xây dựng nhà máy luôn có rất nhiều khoản phí phát sinh khác. Nếu không có nguồn vốn dự phòng đầy đủ, các phí phát sinh này có thể làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên lựa chọn các nhà thầu xây dựng trọn gói để giảm tải áp lực kinh tế.
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đòi hỏi rất cao về vệ sinh an toàn thực phẩm cho vật nuôi. Do đó, ngoài diện tích xây dựng, bạn cần chú ý lựa chọn vị trí mặt bằng không nằm trong vùng bị ô nhiễm, nhiều chất thải – hóa chất độc hại.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các kỹ thuật từ khâu lên khẩu phần thức ăn cho từng loại gia súc/gia cầm, cho tới các kỹ thuật chọn nguyên liệu chất lượng cao, công đoạn xay nghiền, trộn bột cám và nén viên thức ăn, đóng gói và bảo quản… Tất cả các kỹ thuật này cần có quy chuẩn rõ ràng để nhà máy sẵn sàng triển khai đồng bộ, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao trong quá trình sản xuất.
Hiểu rõ nhu cầu, thách thức và triển vọng của thị trường sẽ giúp bạn đặt mục tiêu sát sao về quy mô, năng suất và lập kế hoạch xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi hiệu quả.
Theo nghiên cứu mới nhất của Vietnam Report – Công ty chuyên báo cáo đánh giá xếp hạng các sản phẩm/dịch vụ và các doanh nghiệp tại Việt Nam, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt là sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nói cách khác, sự phát triển của nhà máy chịu tác động rất lớn từ biến động thị trường nguyên liệu quốc tế. Vì vậy, khi lập kế hoạch xây dựng nhà máy cám, nhà máy thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp cần có thêm nguồn cung dự phòng để giảm sự phụ thuộc vào một số nguồn cung nhất định và chủ động xử lý khi nguồn cung khan hiếm.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ cùng ngành cũng yêu cầu doanh nghiệp chú trọng thiết kế các giải pháp đổi mới sáng tạo để tạo ra lợi thế cạnh tranh độc đáo cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, bản kế hoạch của bạn cũng cần phân bổ nguồn vốn để xử lý các tình huống bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh, rủi ro từ các chuỗi cung ứng…
Nếu như giấy phép xây dựng là “tấm vé thông hành” đảm bảo bạn xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi đúng pháp luật thì bản vẽ kỹ thuật là “linh hồn” của công trình nhà máy đó. Những tiêu chuẩn trong bản vẽ là căn cứ giúp việc thi công nhà máy hiệu quả, an toàn. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh cho bạn.
Khi lập bản vẽ kỹ thuật, bạn cần đưa ra đầy đủ các nội dung:
Trong quá trình thi công và lắp đặt máy móc, bạn có thể phối hợp với các nhà thầu để đảm bảo công trình nhà máy được xây dựng và lắp đặt khoa học, hợp lý, tinh gọn, dễ sử dụng và có tính thẩm mỹ cao theo yêu cầu bản kế hoạch chi tiết.
Bên cạnh việc nghiệm thu công trình theo các hạng mục đã thỏa thuận, việc vận hành chạy thử nhà máy là cần thiết để kiểm định chất lượng công trình một cách chính xác. Từ đó sớm phát hiện các hạng mục sai lệch cần điều chỉnh bổ sung.
Ngoài ra, hãy chú ý các kiểm định chất lượng máy móc, hệ thống bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm đầu ra… Đừng quên các chính sách bảo hành, hỗ trợ để an tâm về công trình trong quá trình vận hành.
Khi nhà máy hoàn thiện, bạn tiến hành nhập nguyên vật liệu và triển khai sản xuất theo kế hoạch. Chú ý phối hợp với nhà thầu để thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, giúp khai thác hiệu quả sản xuất đến mức tối đa.
Công ty TNHH KSP Việt Nam là một trong những nhà thầu tư vấn – thi công nhà máy thức ăn chăn nuôi trọn gói uy tín hàng đầu Việt Nam. Hơn 12 năm hoạt động, từng triển khai thành công hàng loạt dự án nhà máy lớn nhỏ trên khắp cả nước, KSP Việt Nam là đối tác tin cậy dành cho bạn.
Kết nối ngay với độ ngũ kỹ sư chuyên môn của KSP Việt Nam qua hotline 0918 675 239.
Tham khảo thêm: Top 5 thiết bị nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao, x3 năng suất
C.P Bình Phước là nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi top đầu Việt Nam với tổng diện tích xây dựng lên tới 4,7 ha, năng suất lên tới 300.000 tấn/năm.
Được lựa chọn là nhà thầu chính, KSP Việt Nam đã triển khai trọn gói khu vực nhập liệu, nơi sản xuất, lắp đặt máy móc,…
Sau đó, do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, KSP Việt Nam tiếp tục được đồng hành với C.P Bình Phước (2021 – 2022) tiến hành lắp đặt thêm nhiều hệ thống tự động sản xuất khác như:
Đây là một trong những nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất tỉnh Cà Mau. Khi tham gia dự án này, KSP Việt Nam đã triển khai thành công nhiều hạng mục quan trọng như: Ép cọc, lắp dựng kết cấu, xây dựng và lắp đặt khu vực nhập liệu cùng tháp sản xuất,…
Sau đó, đến năm 2022-2023, chúng tôi tiếp tục được hợp tác với công ty lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy trên toàn nhà máy.
Từ 2014 – 2015, KSP Việt nam đã triển khai lắp đặt 3 silo thép 4.300 tấn. Bên cạnh đó, công ty còn thầu phần lắp đặt hệ thống xích và gầu tải vận chuyển nguyên liệu.
Từ năm 2018 – 2020, công ty tiếp tục lắp đặt 8 lines cám thủy sản, giúp nhà máy sản xuất cám lớn nhất nhì khu vực Tiền Giang này mở rộng quy mô sản xuất.
3 bồn Silo 8000 tấn tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi này đã được KSP Việt Nam lắp đặt thành công vào năm 2013-2014.
Năm 2014 – 2015, KSP Việt Nam đã tiến hành lắp đặt 1 Silo thép 4.700 tấn, hệ thống xích tải gầu, máy sấy và bàn nâng xe tải cho nhà máy C.P Bình Định.
Xem thêm:
Trên đây là một số hướng dẫn quy trình đầu tư xây dựng nhà máy cám, nhà máy thức ăn chăn nuôi do đội ngũ kỹ sư KSP Việt Nam thực hiện. Nếu muốn hợp tác tư vấn – thi công xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi trọn gói, bạn vui lòng liên hệ KSP Việt Nam theo thông tin bên dưới:
CÔNG TY TNHH KSP VIỆT NAM